Thứ Hai, 29 tháng 11, 2010

Tháp Chăm

Tháp Chăm (theo vi.wikipedia.org), hay còn gọi là tháp Chàm, là một dạng công trình thuộc thể loại kiến trúc đền tháp Champa, thuộc kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng của dân tộc Chàm (còn gọi là dân tộc Chăm, sinh sống ở miền Nam Trung Bộ Việt Nam ngày nay. Có thể thấy vị trí phân bố các đền tháp là những nơi từng là nơi ở của người Champa, xa hơn nữa còn có những ngôi tháp có thể coi là tháp Champa trên đất nước Camphuchia như tháp Damray Krap. Ngược lại, những yếu tố Java hay Khmer cũng được thấy trên các tháp Champa như ở Khương Mỹ, Hưng Thanh, Dương Long, hay có cả những ngôi tháp còn được người Champa gọi là "tháp Khmer" như tháp Champa Hoà Lai.
Các tháp Chăm là một khối kiến trúc xây dựng bằng gạch nung màu đỏ sẫm lấy từ đất địa phương, phía trên mở rộng và thon vút hình bông hoa. Mặt bằng tháp đa số là hình vuông có không gian bên trong chật hẹp thường có cửa duy nhất mở về hướng Đông (hướng Mặt Trời mọc). Trần được cấu tạo vòm cuốn, trong lòng tháp đặt một bệ thờ thần bằng đá. Nghệ thuật chạm khắc, đẽo gọt công phu hình hoa lá, chim muông, vũ nữ, thần thánh thể hiện trên mặt tường ngoài của tháp. Các viên gạch liên kết với nhau rất rắn chắc, bền vững tới hàng chục thế kỷ.
Ngày 1 tháng 10 năm 2006, Trung tâm Quản lý di tích-di sản tỉnh Quảng Nam chính thức công bố thông tin: các nhà khoa học của Đại học Milan, Ý khi đang làm việc trùng tu nhóm tháp G-thuộc Thánh địa Mỹ Sơn đã nhận biết được loại vật liệu kết dính để xây tháp Champa cách đây vài trăm năm. Đó là loại keo được tinh chế từ một loài thực vật vốn có rất nhiều trong khu vực quanh di sản Mỹ Sơn, mà người dân địa phương thường gọi là cây dầu rái. Ngoài ra, họ cũng đã phát hiện ra một loại hợp chất có nguồn gốc từ thực vật bản địa nói trên có trong gạch sử dụng để xây tháp. Như vậy, những điều bí ẩn xung quanh vật liệu được người Chăm sử dụng để xây dựng các công trình tôn giáo ở Việt Nam sau hơn 100 năm đã được giải mã. Trước đó, một người thợ thủ công tên là Lê Văn Chỉnh (thuộc tỉnh Quảng Nam) cũng đã bỏ nhiều thời gian để nghiên cứu phương pháp xây dựng tháp Chăm đã phát hiện được hợp chất dầu rái trong gạch để xây tháp và chất kết dính, nhưng chưa được ai quan tâm thừa nhận.


Vào địa chỉ đã dẫn sẽ được xem ảnh của nhiều tháp Chăm hiện còn rải rác trên dải đất miền Trung, từ Quảng Nam trở vào cho đến Bình Thuận. Mọi người nên ghé thăm những nơi đó theo phong cách mở: không dự định trước điều gì, kể cả thời gian, gọi là thả lỏng để thư giãn.
Một vài tháp Chăm mà tôi có dịp ghé thăm:
Cụm tháp Bánh Ít, Bình Định, 7/2007
Khi chúng tôi đến trời đã ngả chiều, những ngôi tháp in bóng trên nền mây viền ánh bạc.
Ngôi tháp chính đã được trùng tu với những chi tiết nhỏ sắc nét trên đỉnh tháp.
Rõ ràng người ta không thể chế tác những chi tiết chạm khắc như thế này từ bên ngoài. Và những mạch kết dính các viên gạch mỏng đến kinh ngạc.
"Hùng cứ một phương".







Tháp Chăm Poklongarai, thành phố Phan Rang, 8/2008
Chuyến đi công tác Nha Trang được tôi kéo dài thêm 2 ngày để chạy vòng Nha Trang - Đà Lạt - Phan Rang - Nha Trang.
Rất tiếc khi xuống tới Phan Rang nhà bảo tàng đã đóng cửa, hết giờ, chỉ kịp chạy lên thăm Tháp.
Tháp này cũng đã được trùng tu, đôi khi có những chi tiết bê tông và vữa xi măng. Hi vọng bức tượng trên cao kia vẫn là tượng đá cát (sa thạch, cát kết) loại vật liệu chính cho điêu khắc Chăm.
Một gia đình mới bắt đầu từ những giá trị lịch sử đất nước và truyền thống dân tộc.
Quần thể di tích Mỹ Sơn, Quảng Nam, các năm 2003, 6/2009, dùng ảnh chuyến 2009
Mỹ Sơn là một trong hai Di sản Văn hóa Thế giới do UNESCO công nhận ở Quảng Nam, cùng với Hội An, vì những chứng tích đặc sắc và quy mô tập trung đại diện cho một dân tộc có thời huy hoàng trong lịch sử
Những "vườn" tháp đã được sang sửa
bên cạnh những tháp điêu tàn vì chiến tranh hiện đại và thời gian
mà những tác phẩm chạm khắc vẫn rực rỡ
dù cho đã bị hủy hoại phần nào vì những kẻ sưu tầm "đầu lâu".
Linh vật cúng tế Linga
và Yoni
các kiểu dáng.

Chúng, các tháp Chăm nhưng chưa phải là tất cả, như minh họa cho lời của nhà nghiên cứu dân tộc học Inrasara Phú Trạm "Cái khác biệt rõ nhất giữa Chăm và Việt là ngôn ngữ. Cùng với bốn dân tộc anh em là Churu, Êđê, Giarai và Raglai, tiếng Chăm thuộc ngữ hệ Mã Lai - Đa đảo, còn Kinh thuộc nhóm Việt - Mường. Tiếng Chăm góp vào kho tàng ngôn ngữ Việt Nam hiện đại không phải là ít. Nhưng cái cốt tủy làm nên sự khác biệt lớn chính là văn minh. Ngay từ những năm đầu thế kỉ đầu tiên sau Công nguyên, trong khi Chăm tiếp nhận nền văn minh Ấn Độ thì Đại Việt nhận ảnh hưởng từ Trung Hoa. Trong quá trình lịch sử, qua xung đột, tiếp xúc và tiếp biến văn hóa giữa Champa và Đại Việt, người Chăm đã để lại bao nhiêu dấu tích khắp đồng bằng Bắc bộ và suốt dải đất miền Trung."
Phải chăng cái sự giống nhưng không bị đồng hóa của dân Việt trước Đại Hán Trung Hoa một phần là ở đây? Nếu câu hỏi này đáng là một câu hỏi, thì Giải thưởng Phan Châu Trinh 2009 về Nghiên cứu nên được xem là một điểm dấu và cần tiếp thêm sức làm rõ hơn nữa.

Thứ Bảy, 27 tháng 11, 2010

K4 ở Hội An

Tháng 6 năm ngoái, K4 họp mặt kỷ niệm 40 năm ngày nhập ngũ. Bạn Trỗi trong Nam ra, ngoài Bắc vô cùng tập trung ở Đà Nẵng. Ngày thứ 2, mọi người trên đường đến thăm nhà anh Trỗi ở Điện Bàn tranh thủ ghé thăm Hội An. Theo kiểu tour du kích, không có hướng dẫn và chỉ có một tiếng đồng hồ để dạo quanh khu phố chính, thăm cầu chùa và và những quán xá bắt gặp trên đường đi. Một vài hình ảnh cảnh và người Hội An. Cảnh thì dích thực phố cổ Hội An, còn người lại là các bạn Trỗi K4.


Thứ Sáu, 26 tháng 11, 2010

Đám tang O tôi

Người o cuối cùng của tôi mất tháng 6/2006. Từ đó không còn người chị em nào của ba tôi còn lại. O mất, mấy anh em tôi về đưa tang.
Tháng 1 năm ấy tôi và ông anh đã về thăm quê, thăm o vì dịp Tết sẽ không về. Còn một người o đã yếu lắm, rất may chúng tôi còn về thăm được o một lần. Ảnh này tôi chụp chuyến đó. Khi o mất tôi làm một ảnh mầu, một ảnh đen trắng mang về cho các em, nếu có thể, dùng làm ảnh thờ.
Chúng tôi về buổi trưa thì buổi tối cúng từ 9 giờ, quãng hơn 1 tiếng thì xong. Tế lễ hết bài này tới bài khác, mấy người anh em họ giải thích mà chúng tôi chịu, không hiểu là những gì. Cúng xong mọi người về nhà chuẩn bị hôm sau đưa o tôi ra mộ.
Sớm 4 giờ mọi người đã lại sang nhà o. Đội đưa tang toàn thanh niên trong làng sau khi làm lễ mất một lúc, khá là phức tạp chứ không như mình cứ thế khiêng đi. Xong lễ, trời còn tối đã rời nhà.
Mờ sáng, trăng treo đoàn đưa tang vẫn trên đường ra trảng cát.
Chắc ai đã từng qua Quảng Trị đều có ấn tượng về cát trắng, nhức mắt. Một trảng ngoài làng dành làm nơi an táng, trông qua không có trật tự gì. Những ngôi mộ tròn nếu không đánh dấu thì không biết hướng nào bên dưới.
Lại lễ hạ huyệt, ngắn thôi, những người chị em họ tôi ngồi chờ.

Hạ huyệt, toàn cát. Quê tôi không có tục bốc như ngoài Bắc. Hạ xuống là thôi, hàng năm sang sửa một lần theo tục, nếu gió bay thì bồi thêm không kể.
Rất nhanh ngôi mộ của o tôi đã xong, mọi người thắp cho o tôi một tuần nhang nữa. Thế là xong đám tang o tôi.
Thật là nhiều thủ tục, các bài tế, tổ chức, âm thanh,... tất thảy đều lạ lẫm. Nhưng nhờ nó mình có thêm một cảm nhận về quê hương.

Chùa Thập Tháp Bình Đinh

Chùa Thập tháp ngay sát quê tôi,cạnh đướng quốc lộ 1A. Năm 1975 khi về quê được thằng em con bà cô đưa đi thăm. Lúc đó tôi cũng không quan tâm nhiều,nhìn quang cảnh vẫn còn dấu tích của anh Hàn quốc lưu dấu.
Tầm trên mạng thấy có bài viết này khá hay tôi đưa lên đây cho anh em xem cho vui,vì không biết tạo đường dẫn nên cứ đưa cả lên vậy.

"Chùa Thập Tháp Di Đà tọa lạc ở thôn Vạn Thuận, xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Theo quốc lộ I từ Quy Nhơn ra Quảng Ngãi, qua khỏi thị trấn Đập Đá, đến cầu Vạn Thuận, có con đường bên trái khoảng 200m dẫn vào chùa.

Tên chùa “Thập Tháp” là nguyên trước đây trên khu đồi này có 10 ngôi tháp Chăm, sau bị sụp đổ. Tên “Di Đà” là danh hiệu đức Phật giáo chủ cõi Cực lạc. Di Đà cũng có nghĩa là lý tánh, bản giác của chúng sinh. Tập hợp các ý nghĩa trên, tổ đình mang tên Thập Tháp Di Đà Tự.

Chùa tổ đình Thập Tháp Di Đà gắn với tên tuổi vị khai sơn là Thiền sư Nguyên Thiều. Nhiều tư liệu ngày nay cho biết Ngài họ Tạ, tự là Hoán Bích, người huyện Trình Hương, phủ Triều Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Ngài sinh năm Mậu Tý (1648), năm 19 tuổi xuất gia ỏ chùa Báo Tự. Năm 1677, Ngài theo thuyền buôn của người Trung Quốc đến phủ Quy Ninh, nay thuộc tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 28 km, dựng thảo am thờ Phật A Di Đà. Năm 1683, chùa đã dùng gạch đá của 10 ngôi tháp đổ dựng lên ngôi chùa.

Chùa đã trải qua 16 đời truyền thừa với nhiều vị thiền sư danh tiếng như: Thiền sư Liễu Triệt, Thiền sư Minh Lý, Thiền sư Phước Huệ … Thiền sư Phước Huệ đã được tôn làm Quốc sư. Ngài đã được mời vào giảng kinh trong hoàng cung nhà Nguyễn từ đời vua Thành Thái đến vua Bảo Đại, và giảng dạy Phật pháp ở Phật học đường Trúc Lâm và Tây Thiên (Huế) từ năm 1935.

Từ ngoài vào, đi dọc theo hồ sen đến cổng chùa, đó là hai trụ biểu vuông cao, trên đặt hai tượng sư tử ngồi uy nghi, nối một vòng cung, phía trên có gắn hai chữ “Thập Tháp”. Sau cổng là tấm bình phong, mặt đắp nổi long mã phù đồ đặt trên bệ chân quỳ.

Chùa kiến trúc theo kiểu chữ “Khẩu”; gồm ngôi chánh điện, đông đường (giảng đường), tây đường (nhà Tổ) và nhà phương trượng.

Ngôi chánh điện do Thiền sư Liễu Triệt cho trùng kiến vào năm 1749. Ngôi chánh điện ngày nay mái thẳng, lợp ngói âm dương, trên nóc có lưỡng long tranh châu. Phật điện được bài trí tôn nghiêm, chính giữa thờ tượng Tam Thế Phật, Chuẩn Đề, Ca Diếp, A Nan; khám thờ Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ tát Địa Tạng đặt hai gian hai bên điện Phật; hai vách tả hữu đặt tượng Thập Bát La Lán, tượng Thập Điện Minh Vương, Hộ Pháp, Tổ sư Đạt Ma và Tổ sư Tì Ni Đa Lưu Chi. Hầu hết các tượng thờ đều được tạc vào thời Thiền sư Minh Lý trụ trì (1871-1889).

Chùa đã được chúa Nguyễn Phúc Chu ban tấm biển “Sắc Tứ Thập Tháp Di Đà Tự” treo giữa cửa chính ngôi chánh điện, Hòa thượng Mật Hoằng trùng khắc lại năm 1821. Đại hồng chung (đúc năm 1893) và trống lớn được đặt ở hai đầu hành lang.

Phía sau chánh điện có tấm bia ghi bài minh Sắc tứ Thập Tháp Di Đà Tự bi minh do cư sĩ Dương Thanh Tu biên soạn, Hòa thượng Minh Lý lập năm 1876.

Nhà phương trượng nằm sau ngôi chánh điện do Quốc sư Phước Huệ cho xây vào năm 1924. Nhà Tổ ở phía Nam, nối ngôi chánh điện và nhà phương trượng, thờ Tổ khai sơn Nguyên Thiều và chư vị trụ trì, chư Tăng quá cố và chư Phật tử quá vãng. Đối diện nhà Tổ là giảng đường, ở đây có bảng gỗ ghi bài “Thập Tháp Tự Chí” do Thị giảng Học sĩ phủ An Nhơn Võ Khắc Triển soạn năm 1928, ghi lại lịch sử khai sáng, quá trình xây dựng và truyền thừa của ngôi tổ đình Thập Tháp.

Đặc biệt, Báo Bình Định cho biết, chùa còn lưu giữ 2.000 bản khắc gỗ dùng in kinh Di Đà sớ sao, Kim Cang trực sớ, Pháp Hoa khóa chú … Bộ Đại Tạng Kinh do Tổng trấn Hà Tiên Mạc Thiên Tứ cúng dường còn 1.200 quyển kinh, luật, luận và ngữ lục. Chùa còn lưu giữ bộ Đại Tạng Kinh Cao Ly và bộ Đại Tạng Kinh Đài Loan.
Vườn tháp Tổ nằm ở phía Bắc với 20 ngôi tháp cổ kính an trí nhục thân của các vị trụ trì và chư tôn túc trong chùa. Sau chùa, còn có tháp Bạch Hổ và tháp Hội Đồng
Chùa đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia. Chùa Thập Tháp Di Đà là ngôi tổ đình danh tiếng vào bậc nhất ở miền Trung."

Thứ Tư, 24 tháng 11, 2010

Phủ... Huế

DS khoe đăng bài nhà vườn An Hiên nguyên là một cái Phủ công chúa. Quyết không thua, tôi cũng khoe một cái phủ.
Phủ này có cái cổng thật là to, ngay mặt đường Kim Long đi chùa Thiên Mụ. Hai cha con người bạn tôi đang đứng khi tiễn chúng tôi ra về. Chuyến đi 30/4/2006 tôi có dịp đưa bạn về thăm cha. Ông cụ giờ mất hơn hai năm rồi.
Ngôi nhà bên trong trông hao hao một kiểu với Phủ mà DS đã giới thiệu. Cảm tưởng của tôi nóc ngôi nhà ngói một tầng này phải bằng mái bằng nhà hai tầng?
Cái Phủ này không có may mắn được bàn tay nào chăm sóc thành nhà vườn. Tôi ghé qua một lát nên cũng không có dịp đi quanh tham quan, và càng mù mờ (có nghe nhưng quên ngay) về gốc tích của nó.
Vậy, sự tích về cái Phủ này, chắc có lẽ phải nhờ Q.MF sưu tầm giúp.

MỜI CÁC BẠN MIỀN TRUNG

Mời các bạn miền trung chung tay xây dựng Blog này, vì theo tôi nó tiên cho người viết và người theo dõi. Không sợ cứ bị cho là một anh giai là tác giả tất tật tật, vấn đề biết ai viết cũng rất qua trọng vì đó là chính danh mà. Buồn nhất là cứ phải ẩn danh dưới một cái tên chung nào đó. Một sản phẩm cần cho mọi người biết đó là của mình, như thế mới là chia sẻ bạn bè và người đọc cũng dễ cảm nhận hơn về tác giả và bài viết.
Việc ẩn danh có thể thông cảm được với những bạn có VĂN CỦ KHOAI như tôi,nhưng cứ viết như thế cũng rất hay chứ.Đề tài thì nhiều chỉ sợ mình không tìm ra,nhưng lính BANtROI thì thiếu gì chuyện hay. Các bạn hãy mạnh dạn đăng kí để đăng đàn sớm,"nối vòng tay lớn" BANTROImt nơi giao lưu tình cảm.
Hãy liên hệ ngay với Anh Minh K3 để đăng kí , ai có tài khoản rồi nhứ Nhất trung, Thủy bều ... thì rất đơn giản. Chúc các bạn ngày mới vui vẻ.
ĐT của AMk3 : 0903817710.

Thứ Ba, 23 tháng 11, 2010

He he, chào các bọ

Kết nạp thêm tui dân Quảng Trị nghe.
Có ít nhất là chừng đó người đã về nhà tôi sẵn sàng ra làm chứng :-)

Thứ Tư, 10 tháng 11, 2010

TẶNG AMK3 VÀ ANH CHÍ NHỚN

Hai cái blog miền trung mới nhóm mà thấy còn quá vắng vẻ, nhân chộp trộm được mấycái ảnh của người ta thi chụp hình dưới biển tặng hai anh giai chơi cho đỡ buồn. Anh Chí mê lặn ngụp thì sắm cái camera xịn mà thi thố với thiên hạ.