Nơi trao đổi thông tin của các bạn là cựu học sinh,từng học tại trường Văn hóa quân đội Nguyễn Văn Trỗi. Nội dung nghiêm túc. Mọi người có thể đọc và nhận xét vào bài có trên blog, bằng cách nhấp chuột vào chữ "nhận xét" ở phía dưới mỗi bài viết.
Thứ Hai, 21 tháng 7, 2014
Thứ Sáu, 11 tháng 7, 2014
Cảm biến ảnh cong như võng mạc của Sony
Sony chuẩn bị giới thiệu ra thị trường(?) máy ảnh dùng cảm biến cong như võng mạc của mắt.
Bài giới thiệu ở đây. Công nghệ biến đổi nhanh quá, tốt nhất là không mua gì, cho khỏi "lạc mốt".
Bài giới thiệu ở đây. Công nghệ biến đổi nhanh quá, tốt nhất là không mua gì, cho khỏi "lạc mốt".
Chú thích của bài: "Bức ảnh không chỉ phô diễn khả năng tái tạo màu sắc rất tốt mà còn cho thấy trường ảnh rất mỏng, điều khó thực hiện trên smartphone nếu không sử dụng phụ kiện hoặc phần mềm hỗ trợ (chú ý phần làm mờ ở trước và sau chủ thể)."
Thứ Hai, 7 tháng 7, 2014
GÀNH ĐÁ DĨA
Quá khỏe, bọn Du lịch nó giới thiệu dùm mình rồi, giờ chỉ cần xem ảnh thôi.
"Kỳ thú gành Đá Đĩa, Phú Yên Bên cạnh bãi biển trong xanh và đẹp không kém bất cứ vùng biển nào khác trên đất nước Việt Nam, Phú Yên cón sở hữu một kiệt tác thiên nhiên mà trên toàn thế giới chỉ xuất hiện ở Ireland, Hàn Quốc và Việt Nam. Đó là gành Đá Đĩa, nằm ở bờ biển thôn 6, thuộc xã An Ninh Đông, huyện Tuy An. Du khách đến tham quan gành Đá Đĩa có thể xuất phát từ TP.Tuy Hòa, ngược ra hướng bắc khoảng 32 km theo quốc lộ 1, rồi rẽ hướng phải, đi trên con đường liên xã chừng 12 km là đến.
Toàn cảnh khu gành đá có chiều rộng khoảng 50 m và trải dài hơn 200 m. Mỗi viên đá ở đây có hình đa giác, màu đen bóng, được tạo hóa dựng, xếp, đặt đứng theo từng lát, từng cột liền khít nhau. Nếu quan sát gần, mỗi viên đá giống như những chiếc đĩa xếp chồng lên nhau, cột nọ liền cột kia tạo thành một tổng thể đá cao, thấp nghiêng, bằng khác nhau. Từ xa đứng nhìn, đá ở đây giáp liền với nhau, hòn nọ gắn với hòn kia đều đặn, toàn cảnh gành đá giống như một tổ ong khổng lồ. Ở giữa gành có một lõm trũng làm cho đá nửa chìm, nửa nổi bồng bềnh như những chiếc thuyền nan. Do là lõm trũng nên ở đây nước mưa và nước biển cùng đọng vào tạo thành một vũng, có rất nhiều các loài cá nhỏ đủ màu xanh, đỏ, tím, vàng bơi lội tung tăng. Ở chỗ nước ngập thì sứa bám vào dày đặc, rong biển dạt vào từng mảng tạo nên nét rêu phong trên từng mảng đá. Xung quanh các lõm, đá dựng tầng tầng, lớp lớp nên khi những ngọn sóng đập vào đã tạo ra những chùm tia nước trắng xóa, rất đẹp, làm cho những người tham quan sau một chặng đường mệt mỏi đang dựa lưng nghỉ ngơi bỗng dưng choàng tỉnh.
Theo kết quả nghiên cứu của một số tài liệu, sở dĩ đá ở đây được “đẽo gọt, sắp đặt” như vậy là do hoạt động của núi lửa cách nay hàng triệu năm. Nham thạch phun ra từ miệng núi lửa gặp nước biển bất ngờ bị đông cứng lại, và hiện tượng nóng gặp lạnh gây nên rạn nứt toàn bộ khối nham thạch theo mạch dọc, xiên, ngang khiến những cột đá bị cắt thành nhiều khúc. Đá bị nứt theo mạch dọc tạo thành những cột thẳng đứng hoặc xiên, nhưng cũng có một số cột đá bị những đường xiết cắt ngang, tạo thành những hình tròn, hình đa giác xếp chồng khít vào nhau như những chồng đĩa. Có lẽ vì thế nơi đây có tên gọi là gành Đá Đĩa. Điều đặc biệt là gành Đá Đĩa còn rất hoang sơ. Ở đây, xóm làng cư ngụ dọc theo những con đường, có đồi núi, nương rẫy và cuộc sống thì mang đậm chất của người địa phương.
Đẹp nhất khi đến đây là vào thời điểm buổi sáng sớm. Mặt trời vừa từ biển nhô lên, mặt biển bên cạnh gành đá tương phản như một tấm gương tuyệt đẹp. Du khách có thể tản bộ xuống gành đá hoặc đứng từ đỉnh cao chọn những góc nhìn mà tha hồ bấm máy. Cảnh hoang sơ, đá tự nhiên, nước biển xanh ngắt, khí hậu mát lành và những điều hấp dẫn khác sẽ khiến con người cảm thấy thư thái vô cùng.
Du khách đến tham quan gành Đá Đĩa thường mang theo thức ăn, đồ uống bởi ở đây chưa có dịch vụ ẩm thực. Ngồi dưới những hốc đá, cạnh những tán cây vừa nghỉ ngơi vừa ngắm cảnh, nhìn đá, nhìn biển, nhìn trời, nghe ầm ì tiếng sóng vỗ bên tai, mũi và miệng thấm nồng hương vị biển thì còn gì thú vị bằng. Tuyệt vời hơn, bên ngoài gành đá nhấp nhô một bãi thuyền, bên kia vòng cung của gành đá là những bãi sắn, ruộng ngô của người dân địa phương xanh mướt trông thật hài hòa.
Nếu đi thuyền bằng đường biển thì cảm giác sẽ tuyệt vời hơn. Từ gành Đá Đĩa có thể ngược vào cù lao Mái Nhà, Hòn Yến cách đó không xa hoặc ngược lên phía bắc là vịnh Xuân Đài nằm bên thị xã Sông Cầu. Nếu thích, có thể đến với thắng cảnh đầm Ô Loan bên cầu gỗ An Hải g ần đó để vừa ngắm cảnh đầm nước vừa thưởng thức các loại hải sản nổi tiếng nơi đây.
Ngày 23.1.1997, gành Đá Đĩa đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ VH-TT-DL) công nhận là di tích thắng cảnh cấp quốc gia. Từ đó đến nay, gành Đá Đĩa vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên vẹn của mình và thu hút hàng trăm ngàn lượt khách đến đến Phú Yên tham quan mỗi năm".
"Kỳ thú gành Đá Đĩa, Phú Yên Bên cạnh bãi biển trong xanh và đẹp không kém bất cứ vùng biển nào khác trên đất nước Việt Nam, Phú Yên cón sở hữu một kiệt tác thiên nhiên mà trên toàn thế giới chỉ xuất hiện ở Ireland, Hàn Quốc và Việt Nam. Đó là gành Đá Đĩa, nằm ở bờ biển thôn 6, thuộc xã An Ninh Đông, huyện Tuy An. Du khách đến tham quan gành Đá Đĩa có thể xuất phát từ TP.Tuy Hòa, ngược ra hướng bắc khoảng 32 km theo quốc lộ 1, rồi rẽ hướng phải, đi trên con đường liên xã chừng 12 km là đến.
Toàn cảnh khu gành đá có chiều rộng khoảng 50 m và trải dài hơn 200 m. Mỗi viên đá ở đây có hình đa giác, màu đen bóng, được tạo hóa dựng, xếp, đặt đứng theo từng lát, từng cột liền khít nhau. Nếu quan sát gần, mỗi viên đá giống như những chiếc đĩa xếp chồng lên nhau, cột nọ liền cột kia tạo thành một tổng thể đá cao, thấp nghiêng, bằng khác nhau. Từ xa đứng nhìn, đá ở đây giáp liền với nhau, hòn nọ gắn với hòn kia đều đặn, toàn cảnh gành đá giống như một tổ ong khổng lồ. Ở giữa gành có một lõm trũng làm cho đá nửa chìm, nửa nổi bồng bềnh như những chiếc thuyền nan. Do là lõm trũng nên ở đây nước mưa và nước biển cùng đọng vào tạo thành một vũng, có rất nhiều các loài cá nhỏ đủ màu xanh, đỏ, tím, vàng bơi lội tung tăng. Ở chỗ nước ngập thì sứa bám vào dày đặc, rong biển dạt vào từng mảng tạo nên nét rêu phong trên từng mảng đá. Xung quanh các lõm, đá dựng tầng tầng, lớp lớp nên khi những ngọn sóng đập vào đã tạo ra những chùm tia nước trắng xóa, rất đẹp, làm cho những người tham quan sau một chặng đường mệt mỏi đang dựa lưng nghỉ ngơi bỗng dưng choàng tỉnh.
Theo kết quả nghiên cứu của một số tài liệu, sở dĩ đá ở đây được “đẽo gọt, sắp đặt” như vậy là do hoạt động của núi lửa cách nay hàng triệu năm. Nham thạch phun ra từ miệng núi lửa gặp nước biển bất ngờ bị đông cứng lại, và hiện tượng nóng gặp lạnh gây nên rạn nứt toàn bộ khối nham thạch theo mạch dọc, xiên, ngang khiến những cột đá bị cắt thành nhiều khúc. Đá bị nứt theo mạch dọc tạo thành những cột thẳng đứng hoặc xiên, nhưng cũng có một số cột đá bị những đường xiết cắt ngang, tạo thành những hình tròn, hình đa giác xếp chồng khít vào nhau như những chồng đĩa. Có lẽ vì thế nơi đây có tên gọi là gành Đá Đĩa. Điều đặc biệt là gành Đá Đĩa còn rất hoang sơ. Ở đây, xóm làng cư ngụ dọc theo những con đường, có đồi núi, nương rẫy và cuộc sống thì mang đậm chất của người địa phương.
Đẹp nhất khi đến đây là vào thời điểm buổi sáng sớm. Mặt trời vừa từ biển nhô lên, mặt biển bên cạnh gành đá tương phản như một tấm gương tuyệt đẹp. Du khách có thể tản bộ xuống gành đá hoặc đứng từ đỉnh cao chọn những góc nhìn mà tha hồ bấm máy. Cảnh hoang sơ, đá tự nhiên, nước biển xanh ngắt, khí hậu mát lành và những điều hấp dẫn khác sẽ khiến con người cảm thấy thư thái vô cùng.
Du khách đến tham quan gành Đá Đĩa thường mang theo thức ăn, đồ uống bởi ở đây chưa có dịch vụ ẩm thực. Ngồi dưới những hốc đá, cạnh những tán cây vừa nghỉ ngơi vừa ngắm cảnh, nhìn đá, nhìn biển, nhìn trời, nghe ầm ì tiếng sóng vỗ bên tai, mũi và miệng thấm nồng hương vị biển thì còn gì thú vị bằng. Tuyệt vời hơn, bên ngoài gành đá nhấp nhô một bãi thuyền, bên kia vòng cung của gành đá là những bãi sắn, ruộng ngô của người dân địa phương xanh mướt trông thật hài hòa.
Nếu đi thuyền bằng đường biển thì cảm giác sẽ tuyệt vời hơn. Từ gành Đá Đĩa có thể ngược vào cù lao Mái Nhà, Hòn Yến cách đó không xa hoặc ngược lên phía bắc là vịnh Xuân Đài nằm bên thị xã Sông Cầu. Nếu thích, có thể đến với thắng cảnh đầm Ô Loan bên cầu gỗ An Hải g ần đó để vừa ngắm cảnh đầm nước vừa thưởng thức các loại hải sản nổi tiếng nơi đây.
Ngày 23.1.1997, gành Đá Đĩa đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ VH-TT-DL) công nhận là di tích thắng cảnh cấp quốc gia. Từ đó đến nay, gành Đá Đĩa vẫn giữ được vẻ đẹp nguyên vẹn của mình và thu hút hàng trăm ngàn lượt khách đến đến Phú Yên tham quan mỗi năm".
Có thể đi theo ven bờ này qua bờ đối diện, từ đó chắc sẽ có rất nhiều cảnh đẹp để bấm máy. Chưa tìm hiểu nơi nghỉ đêm nếu muốn "bắn mặt trời". |
đá dĩa đây mới tuyệt |
Từ gành ra , nếu lạc bạn sẽ đến đây. |
* Còn đoạn video nữa để dành.
Thứ Năm, 3 tháng 7, 2014
Dặm dài miền Trung
Bình minh Phú yên
Đà Nẵng nhìn từ tầng 23
Góc ngoài Tử cấm thành
Kiêu hãnh Phu Văn Lâu
Bên trong Tử cấm thành
Cơn giông trên đỉnh Bạch Mã
Bên Vọng Hải đài
Chuông trời Bạch Mã
Bên bờ Hương giang
Sen Thành nội
Thảo Mã(?)
Ghềnh đá dĩa Phú Yên
Cây bàng ở xứ Đá dĩa
Khổng long bên đèo Cả
Cổ thụ Ninh Thuận
Điện gió Bình Thuận
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)