Thứ Bảy, 8 tháng 7, 2017

Mớ ảnh Lý Sơn

Chuyến vào Quảng Ngãi lần này là gặp mặt bạn Trỗi K4 toàn quốc lần thứ 5. Chương trình có đi đảo Lý Sơn. Tất nhiên tổ chức đông cho nhiều người đi thì không thể kỹ được, tôi trải nghiệm một lần năm 2015 khi K5 lần đầu gặp mặt toàn quốc ở đây; chương trình năm nay cho K4 cũng rứa, xem ảnh thấy có thêm "cổng tò vò".
Tôi thì lần đầu đi Lý Sơn cách nay gần như đúng 6 năm, tháng 6/2011. Khi đó Lý Sơn chưa có điện lưới, điện diesel toàn đảo đến 9h tối nháy mấy cái rồi tắt. Bởi vậy ngoài KS Lý Sơn thì chỉ còn nhà nghỉ (mà Hoa Biển là nơi bọn tôi chọn), giường đệm nhưng không có cả điều hòa lẫn máy lạnh.
Hồ nước núi Thới Lới năm ấy còn đang hàn khẩu. Vốn là một miệng núi lửa lõm ở giữa như cái phễu mẻ miệng, mỗi lần mưa là nước chảy thành thác theo chỗ mẻ. Người ta hàn khẩu để tạo thành hồ chứa nước mưa. (ảnh công trường hàn khẩu hồ núi Thới Lới 6/2011)
Chùa Đục hồi đó không có gì nhiều, chỉ là một hõm nhỏ đục vào núi nham thạch núi Giếng Tiên. Bây giờ thì hoành tráng với kết cấu mới(?) có cả nhà chùa thường trú. (ảnh chùa Đục 6/2011).
Các con đường bê tông ven đảo chưa có, âu tầu phía Đông còn chưa làm trừ một đoạn kè biển ra ngọn đèn biển đầu kè. (ảnh âu tầu thời chưa làm hết, 6/2011).
Hang Câu, niềm hứng khởi kinh doanh hôm nay lúc ấy còn hoang khách, trừ bọn hải âu canh giữ hang tổ của chúng. (ảnh hang Câu, 6/2011)
Giới thiệu sơ qua một chút, để biết rằng tôi có lý do không đi cùng đoàn bạn Trỗi ra Lý Sơn kỳ này. Mà tôi sẽ đi kỹ hơn sau đó. Các bộ ảnh dưới đây là kết quả, mọi người chịu khó xem hơi cách bức, vì như vậy mới nhiều ảnh no con mắt.
Năm nay kỹ thuật được nâng cao, nên có lẽ ảnh cũng đẹp hơn, chứ người chụp vẫn vậy.
Đảo Lý Sơn
Lý Sơn, đảo Bé.

Thứ Năm, 6 tháng 7, 2017

HỌP K4 QUẢNG NAM

Góc nhìn từ kS Mỹ Trà


sông Trà Khúc



chùa Thiên Ấn




cổng Tò Vò ( Lý Sơn)

Đê chắn sóng LS

Đặc sản tỏi LS

Hang Câu

chùa Hang





Quế giao lưu

BT thành phố QN giao lưu

K5 Quảng Ngãi

Thứ Hai, 12 tháng 12, 2016

SIHANOUK VILLE một ngày nắng đẹp.



Với những chiếc đèn trời (thắp bằng sáp ong), bạn
có thể gửi gắm ước nơ của mình vào...vũ trụ.

Bãi biển nước trong veo

và ngập tràn ánh nắng. 

Một góc SHNV nhìn từ ngoài biển vào


Tàu có 2 cầu trượt phía sau để du khách trượt xuống biển.
Đến gần các đảo đẹp, họ chăng dây nối bờ để bạn lặn ngắm san hô.

Cảnh trên đường ra đảo Kol rong Saloemnt


Gương hiếu học là đây. Em ngồi dưới nắng chói chang của vịnh Xiêm La
suốt hơn 3 tiếng liền, miệt mài "học, học nữa, học mãi".



Ở KS 5 sao mãi chán rồi, giờ lại thích sống như Robinson.
Con người như tan biến,  hòa lẫn với thiên nhiên.


Tôi thích tấm hình này bởi sắc hồng lung linh như bông sen soi bóng nước.


Bạn nghĩ gì với nụ cười hồn nhiên của lớp thanh niên K mới hôm nay?

Đằng kia là Phú Quốc ( cách 48 km). Sao gần thế nhỉ ?
Cầu Niếclương đưa vào hoạt động 2015 chờ TS vi hành.

Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2016

CẢM NHẬN MỘT CHUYẾN ĐI

Phần I:   NGHĨA TÌNH ( Tặng PN)

   Tan họp Khóa 4 ở Quảng Bình,  P.Nam rủ anh em tôi về nhà thằng em chơi. “Thằng em” này tên Tân, nguyên là lính “cận vệ” của ông già PN, Tư lệnh QK4 hồi đánh Mỹ.
  Vốn không mặn những chuyện đao to, búa lớn, song thâm tâm tôi luôn mến mộ những ai sống có nghĩa có tình. Giờ, người ta hay nói đến “lớp cán bộ vàng” thời cụ Hồ nhưng ít khi nói đến mối quan hệ tình cảm cán-binh khá đặc biệt, lạ lùng, giàu tính nhân văn trong thực tế. Nhiều khi nó vượt ra ngoài quan hệ chấp hành giữa thủ trưởng với anh thư ký, chú bảo vệ, cậu lái xe…để rồi biến thành “di sản văn hóa” của một thời để nhớ. Chuyện gia đình một bác TW Cục MN vì quá kết cậu bảo vệ tận tụy, quên mình  trong chiến tranh đã hẹn: “chừng nào thống nhất tao gả con gái cho mày” là có thật. Cô con gái  dân trường Bé ấy đã kết duyên cùng cậu bảo vệ sau ngày giải phóng. Mấy ai biết cuộc chiến sẽ kéo dài  bao lâu nhỉ? Lời hứa của các cụ thời đó còn nặng hơn núi Thái…
  Ngồi trên xe, PN tỉ tê: “thằng ấy” cứ buổi trưa là lại mò cua , bắt ốc bồi dưỡng cho ông già tao…sau này ông già cho nó ra quân đi học…Hồi bao cấp khổ lắm, tao là lính quân khu, có lần chở 9 “thùng dầu” ( phuy xăng 200L) đi ngang nhà nó, tao “vô tình” đánh rơi một thùng để nó…“thắp đèn”, tới giờ mà nó vẫn còn nhắc, tội quá. Chuyện “ân oán giang hồ” quả muôn hình vạn trạng. Anh em tình nghĩa, sống với nhau lâu rồi trở thành người thân trong gia đình lúc nào không biết.
..."Thằng em”, nghe tin “thằng anh” và đám bạn Trỗi bận “trăm công ngàn việc”, chỉ kịp đến nhậu rồi  đi ngay nên lo lắm. Chú lập tức huy động toàn gia, dậy từ 4 giờ sáng, cạo lông chó, vặt lông gà phục vụ quá nhiệt tình, thật cảm động. Việc nhà binh mà, lúc nào chả hệ trọng!
   Nhà cậu Tân này ở Quảng Trạch(?), bà con chú bác gì với Quảng Bình thì phải. Đường vào rất chi là quanh co, khúc khuỷu nên chủ nhà sai ngay cậu con lấy Honđa ra đón bọn tôi cách từ 5-7 cây số.  Không có “giao liên”, cứ để quân ta tự đi thì bữa cơm trưa thành…cơm chiều là cái chắc.
  Vừa bước vào cổng, chúng tôi đều “choáng” với ba cây rơm to tướng, vàng hươm ngự trong sân. Thú thật với các bạn, mấy chục năm rồi, “em ở miền Nam mới có dịp ra thăm cây rơm miền Bắc”. Rất ấn tượng, chả trách mọi người cứ đòi chụp ảnh với…cây rơm! Cây rơm  là “lương khô” cho trâu, bò miền Bắc trong ngày đông tháng giá. Nhìn cây rơm to, bọn trâu bò hẳn sẽ yên tâm kéo cày mệt xỉu, cũng như nhà nông “yên tâm công tác” khi trong nhà có bồ thóc đầy vậy. Ở miền Tây quê tôi, mưa thuận gió hòa, cỏ cây tươi tốt quanh năm, trâu bò chẳng việc gì phải nhai “lương khô” cho khổ. Hèn nào, về miền Tây vắng hẳn bóng cây rơm làm mình đâm nhớ!
   Sau một hồi thăm hỏi, ngắm cảnh điền viên, gia chủ vui lắm, mời quân ta đi ngay vào “nội dung chính”. Không khí “gia đình đoàn tụ” chân tình mà ấp áp. Lâu rồi, tôi mới được thưởng thức món thịt cầy thui bằng rơm lúa mới thế này, sao  xúc động lạ!  Ôi, quốc hồn quốc túy là đây!
  Cuối cùng, rồi cũng đến lúc nói lời từ tạ. Xin cám ơn sự đón tiếp nồng hậu của gia đình! Đầy “tình thương, mến thương”, xiết chặt tay “thằng em”, tôi không khỏi ngậm ngùi: Chú ráng chăm con cún nữa, có gì sang năm anh em mình gặp lại…


K4 và K5 "tứ hải giai huynh đệ"


vui vẻ chủ-khách

Nông dân chúng em "hoàn cảnh" lắm các anh ạ.
Cơm chẳng có mà ăn, cá biển bị bọn Fumosa đánh bả chết cả rồi,
giờ toàn phải chén bún với thịt cầy, gà qué thế này thôi. Các anh thông cảm!
Anh em nhà nó đấy
Bạn Trỗi kỷ niệm cùng gia đình

Mấy khi có dịp chụp hình cùng DS Đoàn Văn Luyện !

                                          (CÒN NỮA)
* Phần II: NÔNG THÔN MỚI