Bài 1. Lựa chọn chiếc máy chụp hình dưới nước đầu tiên.
Chọn một chiếc máy chụp hình đưới nước không hề đơn giản. Không có cái máy ảnh chụp dưới nước tốt nhất hay phù hợp nhất, mà chỉ có cái tốt nhất hay phù hợp nhất đối với nhu cầu hay ngân sách của bạn. May thay, cùng với sự phát triển của nhiếp ảnh dưới nước, các nhà sản xuất buộc phải chế ra nhiều chủng loại máy ảnh để đáp ứng một giải rộng nhu cầu và đòi hỏi khác nhau, tạo ra sự lựa chọn cho mỗi đẳng cấp nhiếp ảnh dưới nước.
Xem tiếp >>
4 nhận xét:
Đã dốt lại hay thắc mắc, đó lại cái tật của tôi. Và đây là một ví dụ:
Nhìn qua ảnh thì các loại vỏ chịu nước này đều gắn các phần dẫn động cơ khí vào các nút điều khiển máy bên trong.Tại sao người ta không dẫn động điều khiển bằng vô tuyến? Nó chắc sẽ gọn nhẹ và đơn giản hơn nhiều(ấy là mình đoán thế).
Bây giờ lại thêm "màn hình cảm ứng" nữa, việc làm kín càng dễ. Lúc này chắc chỉ lo lắp ống bảo vệ và làm kín ống kính nữa là ổn nhỉ?
Tôi đã xong phần ý tưởng. Phần còn lại là của nhà chế tạo. Chẳng lẽ mình lại giành làm hết?!
Người không với máy trần đã oải. Bác dụ đồ lặn cho người thêm "bao cao su" cho máy nữa thì, hu hu, em xin hàng. Cứ trần cho lành :-)
Em thấy máy Olympus dòng Mju giới thiệu chụp dưới nước ở độ sâu 10m, có lẽ cũng chụp được cá và san hô (ở cù lao Xanh chẳng hạn)được rồi các bác nhỉ ?
DH
@TM: ý tưởng tuyệt vời! Với các máy ảnh thì chưa làm được vì nhiều chế độ chụp tay quá, phần "điều khiển" thì không khó mà phần :"chấp hành" lại quá phức tạp (cơ điện chính xác)nên hiện nay mới chỉ các vỏ máy quay video camcorder mới áp dụng ý tưởng này. Các điều khiền "start, stop" Zoom in, out...v.v được điều khiển thông qua kênh hồng ngoại trên máy quay, vỏ máy chỉ vài nút thui.
@DH: Máy Olympus đúng là có model chịu nước nhưng hạn chế độ sâu tối đa 10 met. Với độ sâu này có các loại vỏ mềm khá rẻ (dạng như túi chống nước trong suốt) ae mình có thể bỏ máy bất kỳ vào và xuống nước chộp. Cù lao Xanh - nghe hấp dẫn lắm.
Đăng nhận xét