Sau bài về thành cổ Sơn Tây của tôi, ở bên Quân Hành có người chỉ điểm cho một số thành cổ khác. Các thành này đều được xây dựng thời Pháp thuộc theo kiểu Vauban (người ta bảo thế).
Sở dĩ tôi để bài này ở đây vì chúng hấu hết ở miền Trung. Quả thực biển bao giờ cũng là biên giới đầu tiên của nước ta.
Tuy vậy có vài cái không phải vùng biển cũng đưa vào đây cho có hệ thống về một loại thành cổ châu Âu trên đất Việt Nam.
Thành cổ Sơn Tây (không Vauban)
tuy nhiên bản đồ Pháp thì có vẽ cái Vauban bên trong
Thành cổ Bắc Ninh
Thành cổ Hưng Yên
Thành cổ Thanh Hóa
Thành cổ Vinh
Thành cổ Hà Tĩnh
Thành cổ Quảng Bình
Thành cổ Quảng Trị, chắc đã bị nắn sau chiến tranh làm cho biến dạng.
Thành cổ Huế
Thành cổ Đà Nẵng
Thành cổ Vĩnh Điện Đà Nẵng
Thành cổ Quảng Ngãi, rất mờ nhạt phải không? Liệu dân sống ở đấy có biết?
Thành cổ Châu Sa của người Chăm, phía Đông-Bắc Tp.Quảng Ngãi.
Thành cổ An Thổ (Tuy An, Phú Yên).
Thành cổ Diên Khánh Nha Trang. Theo Sách hướng dẫn du lịch VN thì "Khi xây dựng xong, thành Diên Khánh có 6 cửa ở 6 cạnh tường thành, nay chỉ còn lại 4 cửa: Đông, Tây, Tiến (nam), Hậu (bắc). Năm 1823, cửa Tả và cửa Tây đã bị lấp, tới nay không còn dấu vết gì. Nay chỉ 2 cổng Đông và Tây gần như nguyên vẹn. theo các tư liệu cũ, bên trong thành có nhiều kiến trúc độc đáo như hoàng cung, cột cờ, dinh tuần vũ, dinh án sát, nhà kho. Khi xây xong, thành Diên Khánh do hoàng tử Cảnh và bá Đa Lộc chỉ huy trấn giữ. Thành Diên Khánh cũng có thời kỳ trở thành tổng hành dinh của nghĩa quân Cần Vương – Khánh Hòa tronng hững ngày đầu chống Pháp."
Mới kiếm được có từng ấy. Ai biết gì thêm thì bổ sung nhé.
7 nhận xét:
Tại Bình Định có Thành cổ nằm ở Thị trấn Bình Định thuộc huyện An Nhơn(quê hương của NT và DS).Sau khi tập kết ra Bắc nhiều lần NT nghe cha mẹ nói về Thành Bình Định nhưng sau năm 75 về chẳng thấy đâu.Cách đây mấy năm tại Thị Trấn Bình Định đã xây lại cổng Thành cổ nay đã hoàn thành(gần CA Huyện An Nhơn).NT sẽ tìm hiểu thêm về Thành cổ này để HT thông báo cho BT biết đưa vào danh sách Thành cổ toàn quốc.BT nào đến Quy Nhơn chơi nếu có nhu cầu NT sẽ đưa đi(cách nhà DS mấy Km).
Đúng thật vào Google(Thành cổ Bình Định)cho qúa nhiều kết quả về Thành cổ tại BĐ.Do lười hoc nên ko biết làm đường dẫn cho còm.
@HữuThành.Nguyễn: anh có thêm tư liệu (cả vi mô và vĩ mô) nào của thành cổ Quảng Trị nữa không, cho muội xin với!
Mới cập nhật thành cổ Châu Sa của người Chăm ở Đông Bắc Tp.Quảng Ngãi. Năm 2007 tôi đã đến đây, nhưng đứng dưới đất thấy mấy chục mét đất cao đầy tre còn lại là làng xóm nên nghĩ cái thành ấy tiêu rồi. Giờ mới thấy... chi tiết qua vệ tinh.
Ở Bình Định có thành Đồ Bàn mà trung tâm của nó là Tháp Cánh Tiên đã có lần được "bêu dương" nhiều rác. Tối qua tôi tìm mãi mà chả ra hình thù cái thành ở đâu, chắc cái này thì tiêu thật?
@Q.MF: ối, người ở gần lại hỏi người ở xa? Nếu có tìm được thông tin gì sẽ đưa lên, để hỏi ông... Gúc đã :-)
Thành Hoàng đế,vẫn còn nhưng khó thấy lắm, khi đi tầu hỏa qua ga Vân sơn một chút sẽ thấy đường tàu cắt một góc. Trên thành giờ người ta dựng nhà cửa nên khó hình dung.Một lần sau năm 75 ông chú có dẫn lên chơi trên bờ thành, trông cứ như là triền đồi ấy, bây giờ bảo tìm lại nó tôi cũng ngọng...Trên bờ thành giờ còn hai con voi đá rất đẹp, và người ta trưng cái biển Thành Hoàng đế ở đó. Có một dạo dân tình tự tiện lấy đất thành bán bị kêu quá trời...
Đây mới chính xác là quê nội tôi, chỗ Đập đá là quê bà nội. Trước kia chung là xã Đập đá,sau tách thành xã Nhơn hậu và thị trấn Đập đá. Ở đường dẫn TQ đưa bọn nó ghi Xã Nhơn hậu, huyên Tây sơn là sai,tôi định vô chỗ sửa nhưng nỏ được.
DS
Thành Đồ Bàn ở Xã Nhơn Hậu -AN NHƠN,như DS nói nay chỉ còn phế tích thôi,cách nay khoảng chục năm lên nhưng không hình dung nổi,còn Tháp Cánh Tiên nằm ngoài thành ,do người Chăm xây dựng,Thành do Nguyễn Nhạc xây,dưới Triều Tây Sơn -Nguyễn Huệ!/TBK4
Có một ngôi thành được cả thế giới kính cẩn gọi là thành "cổ". Đó chính là thành ...Cổ Loa. Sở học của tui chỉ tới đó thui.
TM
Đăng nhận xét