Thứ Ba, 22 tháng 3, 2011

"NGƯU TẦM NGƯU MÃ TẦM MÃ"



Khoảng 7giờ kém 20 (tối ngày 5 tháng 1 năm 2011) gì đó vô tình thấy trên Kênh HTV7 TP.HCM đang phát chương trình toa đàm,cũng chẳng chú ý làm gì nhưng nghe được câu nói của một cô( không biết là nhà tâm lý hay cô giáo gì đó) . Nội dung chương trình là gặp gỡ gia đình và các cháu đễ cổ vũ cho việc giáo dục con em nên phát huy sự giao tiếp của trẻ với các bạn học, và môi trường xã hội lành mạnh. Sau khi lên lớp bố mẹ và các cháu về sự cần thiết đó cô nhấn mạnh một chân lí “ chắc nịch”: NGƯU TẦM NGƯU Mà TẤM MÔ mà ,để nói lên sự cần thiết tìm bạn của trẻ. Thật sửng sốt về nhà sư phạm này, không biết cô có hiểu cái câu đó nói gì không ? Nếu hiểu, cô cổ võ cho cái gì, còn nếu không hiểu thì đó là nhà sự phạm gì đây. Nhưng cũng ngac nhiên không kém vì những người trong cuộc đó cũng rất vui vẻ đón nhận…Và Nhà Đài trước khi phát không biết có duyệt chương trình này không, bó tay…
Mới lục lại xem bài đăng chưa (lẩm cẩm rồi), vì cách đây mấy hôm một chàng DV ĐA khá nổi tiếng cũng lại hiều theo cái cách cổ cô giáo trên, khi anh đang làmMC cho một chương trình. Vì tức mình quá nên đăng lên đây để cho các Quê phán .

10 nhận xét:

HữuThành.Nguyễn nói...

Sự phát triển của ngôn ngữ đôi khi không được lứa già chấp nhận.
Thiếu gì trường hợp theo thời gian người ta hiểu ngược lại :-)

Nặc danh nói...

Vụ này để các Quế ráo trả lời cho đúng chiên môn.Dưng mà bác DS này: Nếu "ngưu tầm mã" và "mã tầm ngưu" có khi lại rằc rối to đấy?!
TM

Quế Lâm nói...

Có lần Quế mời 1 phụ huynh đến để thông báo " thành tích " của cậu quí tử . Sau khi trao đổi xong phụ huynh mới hỏi thăm cô giáo về những đứa bạn hay đến chơi với con mình . Cô giáo cho biết tất cả đầu là thành phần " cốt cán " : trốn học , cúp tiết . quậy phá ... Nghe xong , vị phụ huynh thốt lên :Đúng là NGƯU TẦM NGƯU , MÃ TẦM MÃ .

Nặc danh nói...

Hình như có câu châm ngôn:"Anh nói ai là bạn anh, tôi sẽ cho biết anh là người như thế nào".
TM

HữuThành.Nguyễn nói...

@Quế: vị phụ huynh thất vọng thở dài nói vậy là đúng rồi. Ít nhất thì ông ta cũng không đổ tội con người khác là "mực" làm "đen" quý tử nhà "đèn" mình.

tranbachai nói...

Chiện mới được nghe.

- Em X. Ai là người lấy cắp nỏ thần của An Dương Vương.
- Dạ thưa cô không phải em. Em thề mà.
...
- Thưa cô giáo, tôi là phụ huynh của X. Tôi đảm bảo với cô nó không có tính tắt mắt, nhưng nếu phải là nó lấy trộm thì vụ này bao nhiêu tôi cũng đền. Mà tôi cũng đề nghị cô phải xử nghiêm cái cậu An Dương Vương đó đã mang vũ khí vào lớp học nữa...

Nặc danh nói...

Xin các bạn nhớ cho rằng : vài chục năm trở lại đây văn hóa đọc của toàn xã hội Việt rất kém , vì thế mới có những chuyện nực cười về việc dùng từ ngữ hoặc dùng thành ngữ dân gian , hoặc dùng các điển cố văn học và lịch sử . Thế thì việc ví von của "nhà giáo dục" nào đó là tất yếu thôi . Thảm cảnh cho con cháu mình gặp phải những "thày cô" như thế

Q.MF nói...

Chiện Quế con nhà MF: 2 năm đưa nó ra HN học ở trường KL, BGH trường nói với các phụ huynh nó: nếu nó còn ở trường chắc trường KL bị xóa sổ là trường điểm!!! Nghe huynh trưởng của nó tính đưa nó ra một trường tư vùng ven, hoặc đóng lệ phí cho vào trường CA, MF lên gân ra QĐ kéo cổ nó về lại Huế, bàn, nó gật đầu cái rụp! Thở phào! Về, nó dặn, mẹ để con tự tìm thầy học (năm cuối cấp), bạn nào hỏi mẹ nói con đi khỏi! Mừng khấp khởi! Một thời gian, mẹ ạ, con đã biết thế nào là đạo hàm! Hic! Một thời gian sau, thầy Bửu Tuấn, hiệu trưởng của hắn nói: "đúng là ngưu tầm ngưu, mã tầm mã"! Hử?? "Hắn đi học toán thầy Tôn Thất Hiệp đóo!" Một thầy nổi tiếng "chướng khí", "khó chịu" của SGD TTH ở trường PB! Sau năm tháng, thấy thầy gọi ĐT: tui hổng chịu trách nhiệm hắn thi đỗ hay không, đang học nó bỏ mất tiu! Hỏi, con phải học Lý! Hic, học 2 môn một lúc ko được sao? Tháng sau, MF lội bùn về thăm thầy ở miền quê Phú Vang, diện kiến một ông thầy gày gò, mặt mày nhăn nhó: "hắn tiếp thu nhanh nhưng mất căn bản quá trời!", nhìn lên bức tường loang lổ đối diện, MF giật mình: có không ít hơn 5 cái bằng khen, Bằng chứng nhận sáng tạo trong thiết kế đồ dùng dạy học, trong đó có 2 của Bộ KHCN, điều hổng dễ có của một ông giáo đại học chớ nói chi một ông giáo làng! Nhớ lại lời thầy BT, thầm nghĩ, nó mới "tầm" đến "ngưu-chướng" chứ chưa thể "tầm" đến "mã-tài"!

HữuThành.Nguyễn nói...

Thời của những nhân tài ẩn dật.

Quế Lâm nói...

@MF :Còn đây là chiện thiệt ở trường của tỉ Ráo . Ở trường muội có 1 cô giáo dạy văn , cô này luôn thích dùng các thành ngữ khi " dạy dỗ " học trò . Một lần tình cờ muội gặp cô giáo đó đang tiếp phụ huynh ( phụ huynh là anh của 1 cô bé học trò ),tình hình có vẻ căng thẳng lắm . Muội tò mò đứng nghe để xem có gì thì cứu bồ . Ai dè . Khi phụ huynh ( thua )ra về , muội nói chuyện riêng với cô ấy nhưng không ăn thua gì . Lần nữa , cô ấy lại dùng thành ngữ đó để nói 1 thầy giáo trong trường . Kết quả là cô ấy chuyển đi trường khác . Không hiểu đến nơi mới , cô ấy còn dùng thành ngữ ấy nữa không ???