Thứ Bảy, 5 tháng 3, 2011

Cây Bụp Giấm

Anh TM theo đoàn CCB Cambodia về chiến trường xưa không biết đã chộp được cái chi. Bọ tay không bắt giặc trên mạng được mấy chú trông cũng khá lắm. Mấy cái hình này gần chỗ chong chóng điện không biết chỗ ta đã chộ không? Đây là bài viết giới thiệu du lịch Bình Thuận của tay Trần Đăng Minh. Nó gây chú ý bởi cây Bụp Giấm, lúc mới xem qua tôi thích quá tưởng rằng cái cây canh chua bên Miên là nó, cũng thân đỏ lá xanh, nhưng nhìn kĩ lá thì không phải. Nhưng phải nói là những luống cây Bụp giấm rất ấn tượng.

Bay theo những “ngọn đồi gió đỏ”

Gọi những đồi cát ở thị trấn Liên Hương (Tuy Phong - Bình Thuận) là "đồi gió đỏ" đơn giản vì những cơn gió biển lồng lộng áp lên màu đỏ từ những cây Bụp Giấm phủ kín mảnh đất này. Đến đây, được ngắm nhìn cảnh sắc ấy, bỗng muốn như mình được bay lên, hòa cùng gió, hòa cùng sắc mỏ miên man, vuột trôi đi những ưu phiền.

Liên Hương cũng như nhiều vùng đất khác của Bình Thuận không được thiên nhiên ưu đãi với mưa thuận gió hòa, đất đai màu mỡ. Cái nắng cháy da và những cơn gió biển lồng lộng không ngừng nghỉ đã làm nên một mảnh đất với những đồi cao khô cằn thưa thớt bóng cây xanh.

Nhưng, trên mảnh đất đó vẫn có những cây Bụp Giấm vẫn mọc lên đỏ rực phủ kín cả một vùng đồi cát như mênh mông trải ra trước mắt.

http://bee.net.vn/channel/3522/201103/Bay-theo-nhung-ngon-doi-gio-do-1791898/







12 nhận xét:

Nặc danh nói...

Lạ nhỉ và hay nhỉ? Đúng là đặc trưng của miền Trung nắng, gió.
KQ

Thắng k5 nói...

Sao hoa của nó hơi giống hoa đào hả tác giả ?
nhìn toàn cảnh thấy bụi cây này hay quá ta.

Q.MF nói...

Nghe cái tên chảy nước miếng! Nó có chua hum đại ca?

tranbachai nói...

@QMF. Chua chứ. Người ta giồng làm thuốc, hoặc lấy sợi bện thừng, nhưng nếu thả lũ Quế vô thì chắc chẳng mấy mà trụi cả thuốc lẫn thừng :-).

Quế Lâm nói...

@3Chai: Hức, anh có bít là tụi Quế này hồi bên í còn lên núi lượm cả đá chua ăn nữa kìa!

tranbachai nói...

@QMF. Đá chua hay là phèn chua?
Hình như dùng để làm trong nước bùn?
Muội muội sực cả loại đá đó? Đáng nể đáng nể!

Q.MF nói...

@3chai: Dạ đá chớ hổng phải phèn! Xứ Quế kỳ lạ, không bít "nhà thám hiểm" đầu têu nèo phát hiện ra đá ở đó có vị chua, rùi sau đó lớp lớp lũ lượt tụi nhóc tì kéo nhau lang thang lên núi, lượm đá ... liếm!

Quế Lâm nói...

Xứ Quế còn có 1 loại cây cao thiệt cao , trái thiệt nhỏ ( gần bằng hột tiêu ) mọc thành chùm , bên ngoài có 1 lớp muối, được lũ Quế đặt tên là trái muối . Ăn thiệt là ... mặn nhưng ngon ( chỉ ngậm đến khi nào nhạt thì phun ra ). Không bít các đại ca có được thưởng thức bao giờ chưa ?

Quế Lâm nói...

Anh 3chai nói đúng thả lũ Quế vào thì thôi rồi.Ở Quế, nhựa cây đào chúng nó lấy,rồi ngâm trong chậu rửa mặt(mỗi đứa một chậu),ngâm khỏang một ngày nhựa đào nở tung ra,nhìn rất giống thạch(sương sa),múc ra bát(tô),mở hộc giường(mỗi đứa 1 hộc)lấy đừờng cho vào rồi bụp,ngon vô đối.Quế nào được thưở thức chưa?X.H

Quế Lâm nói...

@X.H: Món "thạch nhựa đào" nì Quế nèo mà chịu bỏ qua? Còn "thạch hột bưởi" nữa kìa! Hum trước có Quế còn khai giả đò đi hái nhựa đào để công khai được hái quả đào ban ngày nữa đoó! Còn trái muối ư? Bít chúng mọc chỗ nèo không? Một trong rừng trên đường đi Quế Lâm ngang qua vườn bách thảo (không bít có phải rừng hum, hùi nớ nhỏ, thấy cây toàn to như rừng), lũ Quế hay đi qua đường này, (vừa mát vừa tranh thủ ghé bách thảo hái trộm trái gì chua chua nữa!), và một nữa là ngay trước nhà ... thầy hịu trưởng N.Đ.Tường (hic, muốn hái phải trèo ban đêm!)
Q.MF

tranbachai nói...

Thạch đào, thạch bưởi và cả thạch trái cây trà (vườn chè Đại Từ) thì 3Chai đã nếm. Nhai cả rổ trái nhội đến phát ói. Nếm cả hột cây gì ngày xưa các cụ dùng giặt quần áo thay cho xà bông ấy nhỉ? Hình như là cây bồ hòn. Sau đó kéo nhau cả một lũ lên bệnh xá tẩy ruột.
Mừ sao lại chưa biết đặc sản trái muối nhỉ? Đáng tiếc đáng tiếc.

Q.MF nói...

@3chai: Các Trỗi là "thành phần" bị quản lý chặt chẽ, còn các Quế bị quản lỏng lẻo hơn chút xíu (có thể chịu phạt đứng trong nhà vệ sinh, hic), được giang hồ lôi cuốn, nên mới có cơ hội trèo để mà nếm thử các loại cây, rùi ... tìm ra cây muối hóa ra là ăn được! Tên gọi nì không chừng do bọn Quế đặt, đại ca tra từ điển sinh học hổng ra đâu. Ở thành phố muội có những hàng cây muối rất nổi tiếng (ăn theo Trịnh), nhưng hem phải loại "muối" nì!