Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011

Chuyến đi qua ảnh, Picasa Web Albums

Dịch vụ Panoramio thỏa mãn cho cái thú xem những điều thú vị ở khắp thế giới. Nhưng có vẻ như muốn làm một phóng sự chuyến đi thì rất không tiện?
Hóa ra Panoramio là một nút trong "thiên la địa võng" các dịch vụ mà Google cung cấp, loại nút cuối cành. Chứ đầu cành của nó phải là dịch vụ sưu tập ảnh Picasa (Picasa Albums).
Picasa là dịch vụ tổ chức ảnh cho mỗi người có danh khoản Google. Picasa của mỗi người được tổ chức theo các bộ sưu tập. Quan sát thực tế Picasa của mình tôi thấy có hai loại bộ sưu tập.
Loại thứ nhất là các bộ sưu tập chủ động do tác giả tự mở, tự đăng lên. Thí dụ như bộ sưu tập có tên 110623XV kèm đây.
Loại thứ hai là các bộ sưu tập thụ động được mở do hoạt động có liên quan của tác giả tới ảnh mà Picasa phải phục vụ một cách tự động. Thí dụ như tất cả các ảnh đăng trong blog mà tác giả làm chủ thì Picasa tự động mở bộ sưu tập để chứa. Loại bộ sưu tập này cứ đầy 500 ảnh thì Picasa lại mở ngăn khác. Hoặc loại bộ sưu tập để chứa ảnh gửi lên từ thiết bị di động chạy Android, nếu tác giả không cố tình chỉ định một thư mục nào có sẵn.
Trở lại với chuyện tạo "phóng sự đường dài".
Ngoài những tính năng như chiếu ảnh (slideshow), chỉnh sửa (edit),... thì Picasa còn cho phép mình gắn thẻ địa lý vào cho mỗi tấm ảnh riêng biệt; bằng đường dẫn "Add Location" ở bên (ảnh cắt chỉ lấy một phần).
Chuột vào Add Location để chuyển sang việc chấm vị trí đứng chụp trên bản đồ. Cách chấm giống như đã biết ở bài về Panoramio.
Sau khi đã được chấm tọa độ thì mỗi bức ảnh sẽ có một điểm dấu trên bản đồ bên cạnh, sẽ cho mình khái niệm về chuyến đi. Đấy, cứ thử nhìn, rõ ràng là một chuyến xuyên Việt.
Chuyển sang (bấm vào) View Map thì ảnh được dính lên bản đồ rõ ràng như thế này.
Có một ý niệm rõ ràng thêm cho cảm xúc là mình đã qua những nơi đó như thế nào, bằng hình ảnh.

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2011

Hổ quyền

Đọc báo thấy người ta ca ngợi về KDL hồ Dầu tiếng có cảnh núi, hồ, hoang sơ...nói chung là rất đẹp. Nhà em cứ háo hức mãi, rồi cũng phải đến cho biết và săn vài tấm hình. Đến rồi thì thất vọng quá. Cổng vào KDL cũng có nhà thu phí, nhưng đứng chờ rồi gọi cũng chả thấy ma nào thưa. Vào tham quan đi ra mới biết lúc nãy mình chờ đóng phí có lẽ chúng nó tưởng mình khùng. Bên trong có cái nhà hàng tử tế ven hồ đã xuống cấp, vắng như chùa Bà Đanh. Hỏi có gì ăn thì họ nói phải đặt trước mới có. May có mấy chú chụp hình và 1 đôi chụp ảnh cưới nên cũng đỡ thấy hiu quạnh. Không biết du khách đến đây để ngắm cái gì nữa ? Chỉ có thế này


Trước mặt là lòng hồ DT, xa xa là núi Bà Đen, kể ra thì cũng hoang sơ thật.
May mà tiện đường còn 1 địa danh khác là núi Cậu (muốn tìm hiểu chi tiết các bác hỏi bác Google), đến chơi cho biết đằng nào cũng đã mất công đi. Đây cũng là KDL nên có trạm thu phí, nhưng có lẽ không có du khách nên cũng chẳng có người thu. Tâm điểm của KDL này là chùa Thái sơn, ngự trên quả núi nhỏ tên là núi Cậu. Có lẽ chính xác hơn thì là KDL tâm linh.

Khu vực chùa khá rộng, chùa xây hoành tráng

Chùa có kiến trúc hơi lạ, không giống kiểu truyền thống

Tháp chín tầng mây cao vút

Nghe đồn chùa thuộc loại linh thiêng nên thường có người đến cầu cúng. Đây là 1 màn cúng chùa và sau đó cầu xin, hay nhập hồn chữa bệnh thì nhà em không hỏi kỹ. Chỉ thấy 1 nhóm người đang tập trung nơi thờ thần Cọp trắng

Mấy người bị nhập ngồi giữa sân, tóc áo đẫm mồ hôi rũ rượi, thần sắc nhìn rất ghê sợ.

Sau 1 hồi, mấy ông này đứng dậy, miệng gầm gừ như cọp, chân xuống tấn, múa Hổ quyền (em đoán thế, chả biết có phải không) trước tượng ông Cọp.

Họ múa may huỳnh huỵch, chắc do được ông Cọp nhập vào chỉ dạy (nếu đúng có lẽ cũng nên đến học vài chiêu về dọa thiên hạ chơi), nhìn họ thấy không có vẻ như người tỉnh táo.

Sau 1 hồi "luyện võ" họ thành kính cúi lạy ông Cọp

Mồ hôi ướt dầm dề


Lạy xong, họ ngồi rũ dưới sân, phải có mấy người phun rượu vào đầu, mặt cho tỉnh lại rồi dìu vào chỗ mát nghỉ. Có cả bà sồn sồn, cô tuổi trẻ miệng lầm bầm khấn vái, cũng bị nhập và tự động đứng dậy múa võ. Họ múa may và gầm gừ như mấy người đàn ông. Không biết có giống hiện tượng "lên đồng" không nữa?
Thấy người ta đang tập trung "tu luyện" như vậy nên em cũng ngại, không dám hỏi họ làm thế với mục đích gì. Bác nào tiện dịp đi qua Dầu tiếng, ghé chùa thăm quan và tìm hiểu thêm nhé. Biết đâu lại học được Hổ quyền, về giải hết bệnh tật cho sướng tuổi già.

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2011

PHƠI NẮNG


Định rình bắn cò như ĐH kết quả lại ra thế này đây!

Hongkong không xa

Biết các Quế có nhiều kỷ niệm với Guilin. Hôm rồi có dịp ghé thăm cái công viên ở...Hongkong, thấy cảnh na ná giống GL, chụp vài bức gửi các Quế xem và hy vọng ai có điều kiện thì đến thăm quan, chụp ảnh.

Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2011

Học chụp hình dưới nước. (tiếp theo)

Bài 1. Lựa chọn chiếc máy chụp hình dưới nước đầu tiên.(tiếp theo) 

 Các tính năng của máy chụp hình dưới nước.

 Bước đầu tiên, cũng là khó khăn nhất khi mua máy ảnh dưới nước chính là quyết định xem bạn sẽ đạt tới đâu trong nhiếp ảnh của bạn. Càng đòi hỏi nhiều đối với những hình ảnh bạn chụp, càng nhiều lựa chọn mà bạn sẽ phải quyết định. Bước này cũng rất khó vì nó đòi hỏi bạn phải dự tính trước cả năm hoặc hơn thế.
 Các nhà sản xuất luôn luôn nhồi nhét thêm nhiều tính năng vào cái máy nhỏ nhất với giá cả tốt nhất, tuy nhiên luôn vẫn có sự thỏa hiệp ở đây. Đặt mức độ ưu tiên cho các tính năng nào là cần cho bạn nhất chính là bước đi đầu tiên tốt nhất. Sau đây là danh sách các xuất phát điểm chọn lựa máy ảnh tốt nhất.

 Sự có sẵn của vỏ chống nước.

 Ngay cả khi có sẵn các vỏ hộp cho một loại máy ảnh, bạn vẫn cần nghiên cứu các tính năng mà vỏ máy của bạn có. Có thể truy cập mọi nút điều khiển máy không? Có những kết nối nào cho đèn chớp lắp ngoài? Có khả năng gắn thêm ống kính để chụp góc rộng, hay macro gần? Có đầy đủ các khoản mục quan trọng để khảo sát. Có một số máy compact chỉ có một loại vỏ máy trong khi những máy “ngắm và bắn” cao cấp hơn hoặc máy DSLR luôn có vài loại vỏ hộp để lựa chọn.
Ba loại vỏ hộp khác nhau cho máy Canon G10

GỞI RÁO


Ráo khoe chụp được máy bay? Coi thử cái hình "11/9" nhé!

Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2011

Toàn cảnh

Duyệt lại lũ ảnh chuyến đi Lý Sơn trên điện thoại thấy có 4 cái ảnh chụp với ý đồ làm toàn cảnh. Vậy thì làm.
Ảnh chụp bằng điện thoại nên chắc không được tốt. Phần mềm mã nguồn mở ghép toàn cảnh Hugin.
Đây là miệng núi lửa Giếng Tiên trên đảo Lý Sơn. Có lẽ mới có góc nhìn khoảng 180 độ.
Còn dưới đây là miệng núi lửa Thới Lới phía đông đảo. Ảnh chụp bằng máy cùi ống kính xịn, ghép toàn  cảnh cũng bằng Hugin, nhưng để chất lượng JPG kém hơn.
Ảnh thấy rõ công trường xây dựng tường ngăn nước để biến miệng núi thành hồ chứa nước trời. Mặt hồ lớn chừng này mà chỉ trông vào nước mưa rơi thẳng, không có nguồn tích tụ, thì sợ là nước trời trời lại lấy đi chứ trữ thế nào được. Chẳng thà đào một con kênh thu nước tụ rồi dẫn xuống bể chứa ở dưới, chống bay hơi thì còn.

Nguồn sáng

Những ngày đẹp trời, quãng thời gian sau bình minh và trước hoàng hôn thường cho nguồn sáng đẹp. Xin chia sẻ để các bác thích chụp ảnh nên tranh thủ, về nhà sẽ có bức ảnh thích thú cho mình ngắm.

Nhà thờ Đức bà









Góc phố


Trên cầu Thủ thiêm

Xóm nghèo

Phố nhỏ

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2011

Góp với "nó nè"

Những chiếc "nón quai thao"

Lăn tăn

"Tre già-măng mọc"

Bật mí 1 chút : Bác TM đã có 1 "công trình nghiên cứu" cấp...blog BT, để "giải mã" loài hoa này đấy !

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2011

" NÓ " NÈ , CHỊ KIM LOAN .


















Học chụp hình dưới nước. ( tiếp theo)


Bài 1. Lựa chọn chiếc máy chụp hình dưới nước đầu tiên. 

 Chọn một chiếc máy chụp hình đưới nước không hề đơn giản. Không có cái máy ảnh chụp dưới nước tốt nhất hay phù hợp nhất, mà chỉ có cái tốt nhất hay phù hợp nhất đối với nhu cầu hay ngân sách của bạn. May thay, cùng với sự phát triển của nhiếp ảnh dưới nước, các nhà sản xuất buộc phải chế ra nhiều chủng loại máy ảnh để đáp ứng một giải rộng nhu cầu và đòi hỏi khác nhau, tạo ra sự lựa chọn cho mỗi đẳng cấp nhiếp ảnh dưới nước.
Xem tiếp >>

Học chụp hình dưới nước.

Tui mới bắt đầu một chuỗi bài giới thiệu về "Nhiếp ảnh dưới nước". Trò liên quan "Nhiếp ảnh!" được bỏ lên đây là phù hợp rùi, vì trang này có "định hướng" một cách không chính thức như vậy. Tuy nhiên cái chuyện chộp hình này lại xảy ra trong môi trường nước (70% bề mặt trái đất, cách nhà các BTMT vài trăm mét) vậy nên tui phải đăng chúng trên trang lặn biển - scuba. Mặt khác, ngoại trừ sự khác biệt về môi trường ra (và cả sự nặng đô của việc đầu tư cho trang thiết bị) thì các nguyên lý căn bản của "Nhíp ảnh" vẫn là một. Thế nên, tui sẽ chỉ đưa tiêu đề, dẫn nhập và đường dẫn lên đây để các bạn tham khảo nếu có quan tâm. Các bạn Trỗi miền Trung và cả gộc MT đều có nhiều liên quan tới biển, đảo - cứ xem hình đăng trên trang này thì biết. Bi giờ chỉ cần xuống và xem xét bên dưới một chút! Xin được giới thiệu bài đầu tiên của serial nì.

 Bài 1. Học chụp hình dưới nước (mở đầu)

 Chào mừng bạn tới thế giới diệu kỳ của nhiếp ảnh dưới nước! Giống như nhiều bạn lặn scuba khác, chắc bạn cũng đã từng say mê với vẻ đẹp, sự bí ẩn và kỳ ảo của thế giới dưới nước. Giờ đây bạn đã sẵn sàng để bước tiếp vào hàng ngũ những người chia sẻ niềm đam mê ghi nhận những hình ảnh của môi trường đặc trưng này. Nhiếp ảnh dưới nước có thể sẽ là cuộc phiêu lưu cả đời, có những ý nghĩa rất khác nhau đối với mỗi chúng ta. Cho dù bạn muốn chụp ảnh chỉ để cho bạn bè và gia đình xem, hay là để tạo các tấm hình nghệ thuậtcủa thế giới bên dưới, du hành tới những điểm đến kỳ lạ, hoặc chỉ là chộp lại các tấm hình đứa trẻ chơi đùa trong hồ bơi thì bạn cũng vẫn phải bắt đầu theo một cách nào đấy. Vậy ta bắt đầu chuyến hành trình cùng “Hướng dẫn nhập môn” nhiếp ảnh dưới nước của DivePhotoGuide.

Xem tiếp >>

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2011

Panoramio, cùng trời cuối đất

Tiếp tục câu chuyện về Panoramio.
Có một mục "Nhóm" (Groups) trong các lựa chọn ở trang đầu của Panoramio. Bấm vào đấy là bắt đầu vào con đường khám phá thế giới tận cùng trời cuối đất với tất cả những tiêu chí không chỉ một người nghĩ ra. Bấm vào đấy thử xem.
Ngoài những lời giải thích về Nhóm và những nhóm mời bạn "xem tươi" không có gì đáng quan tâm lắm thì trung tâm của màn hình là những thao tác để bạn sáng tạo với "nhóm".
Không cần biết thế giới ra sao, nếu muốn được là thủ lĩnh của một nhóm? Không sao cả, giang hồ ác hiểm nhưng có ngăn cản ai tự sáng tạo ra môn phái; ta cứ tự nhiên bấm vào Tạo nhóm.
Tôi thì "thao quang dưỡng hối, ẩn thân chờ thời" xem người ta có gì; gõ tên vào khung "Tìm nhóm" để tìm theo mối quan tâm. Với cái tiếng Anh rởm, ngoài "sunrise, sunset" có khi không biết gì hơn, thì kể ra tìm cũng hơi khó. Bấm vào Browse all Groups (Duyệt tất cả các nhóm).
Quá đơn giản, nếu có nhiều thời gian thì ta cứ ngó qua hàng họ của cái siêu thị hàng chục trang, mỗi trang có hơn hai chục nhóm này. Tôi đã thử tới 40 trang mà không chắc đã hết chưa. Nghĩa là ít nhất có cả nghìn nhóm.
Là người thích đi, tôi ấn tượng với nhóm "Complicated and dangerous roads" (Những con đường phức tạp và nguy hiểm). Kể ra lái xe ô tô trên những con đường này cũng khá là thú vị.
Hay là kiếm chiếc xe đạp để thưởng thức cảm giác mạnh trên con đường này.
Dưng mà thôi, những chỗ này ngó là được rồi. Cứ tự tay lái xe lên Hà Giang, sẽ biết không được cả mười cũng phải bẩy, tám :-)
(Bản quyền ảnh của các trang đã dẫn)

Thợ săn

Con cò lò dò đi săn




Vượt chướng ngại vật



Và "thu hoạch"...
Nhìn "thằng" cò này, em biết 2 bác thợ săn TM và NT nghĩ ngay đến cái gì rồi. Kích thích "máu mê" của các bác tí. Nhớ hôm mới tới Quy nhơn, 2 bác lên kế hoạch ngay đêm đó đi "thăm" rừng tận trong Tuy hòa, sáng hôm sau về. Nghe mà hãi !


 

Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2011

Panoramio

Biết Panorama


Bây giờ lại biết thêm Panoramio, nhiều thứ để chơi...thích thật.

HOÀNG HÔN THƯỢNG NGUỒN

Thấy các đại ca chơi "hoàng hôn" với "bình minh", cho muội hóng hớt với, muội có mấy cái hình chộp hồi 2 năm trước, mà hổng bít chọn cái nào (vốn MF tham lam), bỏ lên đây nhờ các đại ca chọn cho một cái nào ngó bộ được để muội tập chơi đô-mi-nô, à hổng phải, cái chi mà panô... đóo! Hic, đọc trẹo hết cả miệng!
Q.MF