Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2011

Ghềnh Ráng, Qui Nhơn

Ghềnh Ráng là một quần thể sơn thạch của dãy núi Xuân Vân chạy đến sát chân biển phía nam thành phố Quy Nhơn. Nơi đây đá chất ngổn ngang, tạo thành hang, thành rạn, thành ghềnh, quanh năm giỡn đùa cùng sóng biển... Thay vì theo QL 1a về nam, chúng tôi quyết định đi thăm Ghềnh Ráng và xuôi nam theo đường ven biển. Phong cảnh tuyệt vời của địa danh này khẳng định quyết định đúng đắn của chúng tôi :)


TP Qui Nơn nhìn từ Ghềnh Ráng

Đức Mẹ chở che....

....nơi yên nghỉ thi sỹ Hàn Mặc Tử

Bãi tắm Hoàng Hậu! bãi tắm độc đáo với đá cuội thay cho cát và là nơi cấm tắm biển.

Bãi tắm HH có tầm nhìn rất đẹp

Bãi biển tuyệt vời của khu trại phong Qui Hòa

Con đường bên trong trại Phong. Nơi đây thật yên bình!

Biển xanh, cát vàng

Thuyền và biển

Xa xa kia là Cù lao Xanh ? Hi vọng sẽ được BT Qui Nhơn một lần dẫn ra chơi.

Thứ Ba, 10 tháng 5, 2011

Tháp Chàm Qui Nhơn.

Bình Định sở hữu 8 cụm tháp với 14 ngọn tháp Chăm nằm rải rác trên 3 huyện và cả ở thành phố Qui Nhơn.  Bình Định chỉ đứng sau Quảng Nam về số lượng tháp trong số các tỉnh miền Trung có tháp Chăm từ Quảng Nam tới Bình Thuận. Các tháp Chăm ở Bình Định có niên đại cách nay 1000 năm (thế kỷ 11, 12 ).
      Chúng tôi (tui và lũ trẻ trong công ty) tới tham quan cặp "Tháp Đôi"  ngay phường Đống Đa, TP Qui Nhơn. Theo "Du lịch Việt Nam" thì "..tháp được xây vào khoảng cuối thế kỷ 12, một lớn một nhỏ, đứng kề nhau như cặp vợ chồng quấn quít. Đây là một cụm tháp vào loại độc đáo nhất của kiến trúc cổ Chăm bởi không giống với bất cứ một ngôi tháp Chăm nào khác. Tháp Đôi đã được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa quốc gia năm 1980." 


Lối vào không dẫn tới chính diện mà đi vào bên hông khuôn viên tòa tháp. Từ vị trí này ta chỉ thấy 1 ngọn Tháp.
Tòa Tháp Đôi có kiến trúc độc đáo nhất trong số các tháp Chăm miền Trung.

Tường gạch đỏ tươi không phai nhạt theo năm tháng.

Lối vô hẹp và cao đặc trưng kiến trúc Khmer.

Những hình phù điêu được khắc cẩn thận, trên thân tháp lớn được khắc hình người ngồi thiền, trên các góc có hình chim thần Graguda. Tháp nhỏ được trang trí bởi hình hươu nai.
Xuân vẫn còn hiện diện nơi đây.

Hình lưu niệm, để thấy qui mô tòa Tháp Đôi.

Thực tại và quá khứ!

Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2011

Từ THỦ THIÊM


Mạn TT là vùng sình lầy rất nhiều kênh rạch và dừa nước...

Từ cầu TT












Bến Nhà Rồng
nơi Cụ đi "tìm
đường cứu nước".

























Đời em rồi
sẽ lên hương!






Cửa hầm TT. Chui vào
cái "hang" này, 5 phút sau
bạn có thể uống cafe QuậnI.






Nếu " Phố Đông" khéo
giữ được những vùng
sinh thái cho bọn cốc, cò,
ta sẽ có "Lò Đúc xưa" giữa
lòng TP.




Đưng trên cầu TT
nhìn quanh đâu
cũng đẹp






Triều cường, Chiếc ghe
này chắc muốn leo
lên mặt đường?




* Bác Amk3 cứ yên tâm. “Góc nhìn Thủ Thiêm” đã được bọn em “âm thầm”chăm sóc kỹ từ hai năm nay…

Đến đây các bạn sẽ thấy SG với đủ cả ba thì: Quá khứ- Hiện tại – Tương lai. Thủ Thiêm sẽ tựa “Phố Đông Thượng Hải” như kỳ vọng của giới lãnh đạo Thành phố. Tôi và ĐH hai thằng “cậy gần nhà” nên lưu lại khá nhiều hình ảnh nơi đây bằng cả thái độ nghiêm túc của những người trân trọng “bảo tồn di sản văn hóa”. Chỉ ít năm nữa thôi, tôi sẽ cho thằng “đít nhôm” coi những tấm ảnh này để nó hiểu rằng: “Phố Đông SG” không phải tự nhiên mà có.

Tòa nhà “Bắp chuối” hiện được chọn làm biểu tượng cho khát vọng vươn lên của một Thành phố trẻ, các bạn đừng ngạc nhiên khi tôi chạy vòng quanh mạn TT và lấy nó làm điểm nhấn.

SG 8/5/2011

Sáng sớm trên bãi biển Qui Nhơn.

Cũng trong chuyến du xuân đầu năm, sau Pleiku – thủy điện Ialy, chúng tôi đổ đèo An Khê xuống Qui Nhơn. Chúng tôi chỉ ở QN một đêm, sáng hôm sau tranh thủ tham quan thành phố trước khi xuôi về Nam.
Bình minh trên biển Qui Nhơn. Ngay trước khách sạn tôi ở.

Từ vị trí này, tôi lia máy qua phải.


Xa xa là tượng Quang Trung – Nguyễn Huệ.

Vó trên biển, quang cảnh đặc trưng chỉ có ở bãi biển TP Qui Nhơn.

Phía xa kia là Gềnh Ráng, nơi có mộ Hàn Mạc Tử.

Như nhiều thành phố ven biển miền Trung khác, biển – núi liền nhau.


Cũng như ở nhiều đô thị miền Trung, phong cách Trịnh cũng phổ biến như nhạc của ông !

Thứ Năm, 5 tháng 5, 2011

Phong cảnh đô thị - Ngày và đêm.

Cuối tháng 4, tui đi Singapore. Lần đầu tiên đến đảo quốc Sư tử (biển), dù đã tìm hiểu trước trên mạng nhưng đến nơi vẫn phải công nhận: Đất nước này thật độc đáo!
   Lý do chính của chuyến đi là thăm triển lãm quốc tế ADEX 2011 - Triển lãm lặn biển châu Á, tổ chức hàng năm. Tuy nhiên, tui vẫn dành được 1 ngày để thăm quan đất nước độc đáo này. Buổi sáng, tui cùng mẹ Đốp la cà ở Vịnh Marina, trung tâm tài chính, thương mại của Singapore. Các toà nhà cao tầng đều tập trung ở đây, xung quanh cái vịnh nhỏ cỡ hồ Hoàn Kiếm (tui đoán vậy). Trời đẹp, tui tranh thủ chộp hình các toa nhà trong ánh sáng tự nhiên bằng chế độ A (Aperture priority) để có được độ sâu hình ảnh.
Trung tâm quận Marina Bay nhìn từ bờ tây vịnh Marina

Đối diện là tòa nhà Marina Bay Sands Towers mới khai trương năm 2010.

Với hổ bơi trên cao - (hình con thuyền ở) độ cao 200m.

Chúng tôi đi bộ một vòng quanh vịnh và trở về điểm xuất phát là ga " Marina Bay" để đi "Vườn Chim" Jurong. Tại khu vực Marina Bay tui chộp nhiếu hình với các góc nhìn khác nhau. Tuy nhiên đến chiều thì mẹ Đốp phát hiện ra là chưa có hình ảnh biểu tượng của Sing là tượng Sư tử biển (Merlion)! Theo như hình ảnh xem được trên mạng thì tượng đài này nẳm trong công viên Merlion, đối diện các tòa nhà ngân hàng khu trung tâm Quận Marina Bay. Thế là chúng tôi lại quay lại khu vực nảy trên vịnh Marina. Hỏi đưởng, tìm kiếm hoài mả không thấy tượng đải nổi tiếng này đâu cả :-(( Trởi bắt đầu tối, chúng tôi quyết định ăn tối ở đó và ở lại xem biểu diễn nhạc nước. Và thế là tui có cơ hội chụp hình những gì đã chụp buổi sáng khi mặt trời đã lặn.

Marina Bay Sands Towers về đêm.

 Và đối diện là trung tâm Quận Marina Bay.

Nhìn gần hơn một chút!

Thêm chút nữa!

Cứ sau 15' màn trình diễn laser lại bắt đầu.

Ánh sáng laser được chiếu từ tòa nhà và xung quanh.
Về SG tui chợt nghĩ, ở nhả cũng có nhiều cảnh đẹp (ví dụ cảnh trung tâm thành phố HCM nhìn từ cầu Thủ Thiêm...) có thể chụp ban ngày và đêm, thậm chí lúc giao thời như hoàng hôn hay sáng sớm...Haiz, vấn đề là về đến nhà thì nhiều thứ lo toan khác ùa tới và quên luôn cái máy chụp hình.

Nhìn mọi người trên tàu điện ngầm MRT, tui nghĩ những người này chẳng hề bận tâm tới chiếc xe gắn máy như mỗi người dân Sài gòn hiện nay!

Thứ Hai, 2 tháng 5, 2011

Thủy điện Yaly

Trong chuyến du xuân đầu năm, tui và lũ trẻ trong công ty đã có chuyến thăm thủy điện Yaly trên đường từ Pleiku đấn Kontum. Yaly là công trình thủy điện hoàn toàn do Việt Nam thiết kế và thi công thành công. Vậy nên đây chính là niềm tự hào của ngành Điện lực VN. Điểm độc đáo là Yaly là công trình thủy diện ngầm lớn nhất nước cung cấp sản lượng điện lớn thứ 2 chỉ sau thủy điện sông Đà với tổng công suất lắp đặt 720 MW và điện lượng bình quân hàng năm là 3,7 tỷ MW/h. Thủy điện Yaly nằm trên bậc thang thủy điện sông Sesan chảy sang Campuchia nhập dòng Mekong. Thác Yaly nổi tiếng ngày xưa, nay được thay bằng cảnh đẹp của đập dâng, đập tràn xả lũ và một hồ nước rộng lớn trong xanh nằm giữa núi rừng Tây nguyên, với diện tích bề mặt hồ rộng 64,5km² và dung tích 1,03 tỷ m³. Chúng tôi được một cán bộ nhà máy hướng dẫn tham quan rất bài bản, có lẽ việc tham quan nhà máy thủy điện đã trở thành một dịch vụ của công đoàn nhà máy.


 

Qua sơ đồ nhà máy, ta có thể thấy toàn bộ nhà máy, tuyến năng lượng của TĐ Yaly nằm ngầm trong núi. Bên dưới góc phải là sơ đồ bận thang các nhà máy điện trên sông Sê San. Trước khi sông kịp đổ sang Cămpuchia thì VN đã kịp lảm 6 nhà máy thủy điện trên sông này, TĐ Yaly nằm trên bậc thang thứ 3.

Ảnh lưu niệm trước cổng nhà máy.

Công trình duy nhất nhìn thấy trên mặt đất của TĐ Yaly là cái đập tràn này, nơi chặn dòng thác Yaly hùng vĩ xưa và hệ thống đường nội bộ trong nhà máy (cả chục km).

Không có dòng chữ này thì ai biết được đây là nhà máy thủy điện lớn thừ 2 VN, mọi công trình đều nằm ngầm dưới đất.

Sau khi chạy xe 20 phút trong khu vực nhà máy, chúng tôi đến trước cổng đường hầm dẫn tới nơi đặt các tổ máy phát.

Cảm giác như trong ga tầu điện ngầm.

Sau khi chọn ISO 800, hình ảnh đã sáng sủa hơn.

Sau 300 mét cuốc bộ, phòng máy trung tâm đã hiện ra.

Phần nhô lên của các tổ hợp turbin phát điện.

Còn đây là hệ thống bên dưới.

Dọc con đường trong nhà máy trồng nhiều mai.

Đứng trên đập tràn có thể nhìn thấy "vũng" nước dưới chân thác Yaly xưa. Từ độ cao hơn 80 mét nhìn xuống, cảm giác chỉ là cái vũng nhỏ, thực ra đây là một hồ lớn, sâu 5-6 chục mét. Một địa điểm lý tưởng để lặn khám phá.

Tại thời điểm chúng tôi ở đó mực nước hồ xấp xỉ mức chết. Đồng chí tua gai ngậm ngùi:" Vâng, những năm trước mà tại thời điểm này, mực nước cũng còn cao lắm, một hai năm lại đây Yaly phát không đủ công suất do thiếu nước". 
Công trình TĐ Yaly khời công 1993 và khánh thành năm 2002, chính thức cung cấp điện toàn công suất năm 2003. Công ty Tư vấn - Khảo sát - Thiết kế xây dựng Điện I - thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam đã mất 11 năm nghiên cứu khảo sát để lập luận chứng kinh tế - kỹ thuật Công trình thủy điện Yaly để trình các cấp có thẩm quyền. Đã có 32 cán bộ, công nhân đã hi sinh trong quá trình 10 năm  xây dựng công trình này(1993-2003).