Chủ Nhật, 27 tháng 2, 2011

TM chơi quả quay video bằng máy ảnh đi

Bọn trẻ chơi trò quay phim thế này có khi bổ ích hơn games online. Trí lực bỏ vào đây khá đấy chứ. Tuy nhiên máy quay video lại là máy ảnh Nikon D90 và Canon 500D, người ta bảo thế.
Mà chơi máy ảnh, đóng phim thôi nhé, đừng "tái lập bồ Tây Ta".

Nguồn http://www.youtube.com/watch?v=X2Z5d-aNHQg

Thứ Sáu, 18 tháng 2, 2011

Biếu bác TM mấy bông hoa đào...

...cho đủ bộ hoa Tết. Thứ hoa đào cánh đơn giản dị.

HẬU TẾT


Bữa nay qua mùng, nhà nhà dọn mồi
trong tủ lạnh. Tui cũng bắt chước khui
hình Tết trong ổ cứng phục vụ Ae.
Dân tình nói" Mấy cha MT khó tính
ve kêu". Hơi hãi!





Tam đại đồng đường









Tò he








Trung tâm sản xuất
câu đối











Nghê sĩ năm Mèo








Lan nhà






Thứ Hai, 14 tháng 2, 2011

NGƯỜI YÊU LÍNH


Nhân ngày lễ Tình nhân thấy bên Bangioi k5 bình luận thơ Xuân Quỳnh xôm tụ quá, bà là nhà thơ, thơ của bà hay với với nhiều người. Cũng có những người làm thơ cho một người và có thể chỉ một người thấy hay...

LÍNH BIỂN

Sao rơi trên biển

Lời ca anh hay hát

Lời ca anh muốn viết

Chưa viết được thành câu

Câu thơ anh viết giở

Chưa viết được thành bài

Bài thơ anh bỏ giở

Như tình anh vậy đó

Sao còn rơi trên biển

Bài hát thuộc trong tim

Còn tình chết lặng im

Không giám hồi trở lại.

Sao vẫn rơi trên biển

Mà người lính của tôi

Về đất liền nằm rồi

Mặc cuộc đời nổi trôi…

Có đúng thế không anh?

Tôi buồn- nghĩ:

Lênh đênh người lính biển

Con thuyền làm bạn thôi

Tình yêu là song vỗ

Người tình là sao rơi…

“ Anh ơi anh biết không?

Có người yêu (lính biển)”

Tình cô ấy mênh mông

TG : AH

Thứ Năm, 10 tháng 2, 2011

Thành cổ kiểu châu Âu ở VN

Sau bài về thành cổ Sơn Tây của tôi, ở bên Quân Hành có người chỉ điểm cho một số thành cổ khác. Các thành này đều được xây dựng thời Pháp thuộc theo kiểu Vauban (người ta bảo thế).
Sở dĩ tôi để bài này ở đây vì chúng hấu hết ở miền Trung. Quả thực biển bao giờ cũng là biên giới đầu tiên của nước ta.
Tuy vậy có vài cái không phải vùng biển cũng đưa vào đây cho có hệ thống về một loại thành cổ châu Âu trên đất Việt Nam.
Thành cổ Sơn Tây (không Vauban)
tuy nhiên bản đồ Pháp thì có vẽ cái Vauban bên trong
Thành cổ Bắc Ninh
Thành cổ Hưng Yên
Thành cổ Thanh Hóa
Thành cổ Vinh
Thành cổ Hà Tĩnh
Thành cổ Quảng Bình
Thành cổ Quảng Trị, chắc đã bị nắn sau chiến tranh làm cho biến dạng.
Thành cổ Huế
Thành cổ Đà Nẵng
Thành cổ Vĩnh Điện Đà Nẵng
Thành cổ Quảng Ngãi, rất mờ nhạt phải không? Liệu dân sống ở đấy có biết?
Thành cổ Châu Sa của người Chăm, phía Đông-Bắc Tp.Quảng Ngãi.
Thành cổ An Thổ (Tuy An, Phú Yên).
Thành cổ Diên Khánh Nha Trang. Theo Sách hướng dẫn du lịch VN thì "Khi xây dựng xong, thành Diên Khánh có 6 cửa ở 6 cạnh tường thành, nay chỉ còn lại 4 cửa: Đông, Tây, Tiến (nam), Hậu (bắc). Năm 1823, cửa Tả và cửa Tây đã bị lấp, tới nay không còn dấu vết gì. Nay chỉ 2 cổng Đông và Tây gần như nguyên vẹn. theo các tư liệu cũ, bên trong thành có nhiều kiến trúc độc đáo như hoàng cung, cột cờ, dinh tuần vũ, dinh án sát, nhà kho. Khi xây xong, thành Diên Khánh do hoàng tử Cảnh và bá Đa Lộc chỉ huy trấn giữ. Thành Diên Khánh cũng có thời kỳ trở thành tổng hành dinh của nghĩa quân Cần Vương – Khánh Hòa tronng hững ngày đầu chống Pháp."
Mới kiếm được có từng ấy. Ai biết gì thêm thì bổ sung nhé.

Có một người bạn như thế


Đầu năm đi làm, rỗi hơi vào Google tìm xem thiên hạ họ nói,viết gì về thằng bạn,thấy bài viết ngộ ngộ, đưa lên cho vui.

NSƯT Dương Minh Đức: Hạnh phúc là trời cho


Trong bất kỳ một cuộc tụ tập nào, thiếu ông, hẳn sẽ thiếu vui, hay nói đúng hơn là sẽ nhạt trò. Bởi, ông có năng khiếu tổ chức các cuộc vui vẻ, và ở đó ông hiện diện như nhân vật số 1, nhân vật chủ chòm gánh trách nhiệm mua cười cho thiên hạ. Cuộc vui nào chưa thấy ông, cuộc vui thiếu lắm, thế nào mọi người cũng phải gọi ông tới cho kỳ được. Mà có mấy khi thiếu ông đâu mà phải gọi, bởi chưa gọi ông đã tới, nơi nào vui, ông đã kiếm cớ đến rồi...

Tóm lại, ở đâu vui là có ông, ở đâu tụ tập ồn ào bạn bè bia bọt nhậu nhẹt bốc phét, ông không thể thiếu. Ông được bạn bè yêu quý đặt cho biệt danh "Trưởng ban bốc phét", "Trưởng ban vui vẻ" vì vậy cuộc vui nào thiếu "Trưởng ban", coi như cuộc vui ấy không vui đến tận cùng, không sung sướng khoái trá đến tận cùng, không ồn ã náo nhiệt đến mê tơi.

Người đàn ông có quá nhiều tài lẻ để thu hút đám đông, thu hút bạn bè và tất nhiên, cả người khác giới. Cứ ai gặp ông, từ già đến trẻ đều đổ rùm rụp trước sức lôi cuốn, tài ăn nói và tài tổ chức các cuộc gặp gỡ "vui là chính" của ông.

Cái ông "Trưởng ban bốc phét vui vẻ" ấy chính là NSƯT Dương Minh Đức, nguyên là Đại tá, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nghệ thuật Quân đội, người đã theo đuổi hơn 40 năm sự nghiệp ca hát, trong đó có hơn 30 năm gắn bó với nghề dạy học ở Khoa Thanh nhạc Trường Đại học Nghệ thuật Quân đội.

Ông vừa nghỉ hưu đầu năm 2008 này. Nói là nghỉ hưu nhưng thực tế, chỉ là nghỉ công việc quản lý hành chính ở trường, còn việc dạy học lại càng bận rộn hơn vì có thêm thời gian, và cái chức "Trưởng ban bốc phét vui vẻ" xưa nay đã phát tiết rồi, giờ có điều kiện lại càng anh hoa phát tiết hơn nữa.

Thật ra, nhìn bề ngoài "Trưởng ban bốc phét", ấn tượng ban đầu không có cái vẻ gì là bốc phét cả. Rất mô phạm, đúng nghĩa một ông giáo từ phong thái điềm đạm, lời ăn tiếng nói khúc chiết, mạch lạc, dễ hiểu, kiến thức âm nhạc phong phú, cộng với sự trải đời, nét thông thái trong tư duy và suy nghĩ.

Nhưng càng nói chuyện với ông càng thú vị, càng thấy cái nét duyên ngầm tiếp xúc lâu mới ngấm, mới lộ, mới quyến rũ và mang lại người đối diện một cảm giác thoải mái dễ chịu.

Đặc biệt khi nghe ông hát, chất giọng teno cao trữ tình, sáng như chuông vàng, khỏe khoắn và đường bệ tự tin trong những bài hát một thời gắn với tên tuổi và sự nghiệp ca hát của ông, mang lại cho ông những giải thưởng cao quý từ cuộc thi hát thế giới tổ chức ở Nga như: "Chiều trên bến cảng", "Nhựa bạch dương", "Đường Trường Sơn" v.v... khán giả như chìm vào những cảm xúc thật bay bổng, lãng mạn.

Cho đến bây giờ, mặc dù đã bước sang tuổi 60, mới đây, trong chương trình "Quán âm nhạc" của Đài Truyền hình Việt Nam, Dương Minh Đức vẫn chinh phục khán giả bởi chất giọng ngọt ngào, trong sáng và tha thiết qua những bài hát nổi tiếng làm nên tên tuổi của ông thời trẻ.

Mới thấy ở con người ông, có một sự đa dạng phong phú trong tính cách, tâm hồn, và phong cách sống trẻ trung, sôi nổi, vui nhộn nhưng cũng không thiếu đi nét tĩnh lặng chiều sâu trong tâm hồn của một người đàn ông phóng khoáng, phiêu bạt, và đã từng trải qua những vui buồn sóng gió trong cuộc đời nhưng luôn giữ tinh thần lạc quan, phong thái nhẹ nhàng vui vẻ.

Dương Minh Đức nói rằng, cuộc đời ông mọi thứ khá thuận lợi. Cái thuận lợi trời cho, như thể hạnh phúc là thứ ai cũng cố gắng kiếm tìm và gìn giữ trong hành trình suốt cuộc đời mình nhưng hạnh phúc đậu lại trong cuộc đời ai, trong căn nhà của ai lại là thứ nằm ngoài ý muốn của mình, là trời cho.

Dương Minh Đức nói cuộc đời ông là một chuỗi những thuận lợi trời cho. Từ khi 6 tuổi, ông theo cha mẹ tập kết ra Bắc, những năm tháng chiến tranh, tuổi thơ của ông lớn lên bình yên trong Trường Thiếu sinh quân, rồi qua Trung Quốc học tập. Thừa hưởng gien nghệ thuật từ người má vốn là văn công Quân khu V, ba là công chức kiêm nhạc sỹ nghiệp dư, từ nhỏ, Dương Minh Đức đã có năng khiếu văn nghệ thể thao, nổi tiếng là ca sỹ nhí ở Trường Thiếu sinh quân và đi biểu diễn ca hát khắp nơi.

Nhưng dường như nghệ thuật là một cái nghiệp được số phận ấn định trong cuộc đời nhiều phiêu bạt của Dương Minh Đức, ngay cả khi vào đời, ông không hề lựa chọn nó.

Tốt nghiệp Trung học ở Trung Quốc, trở về nước, Dương Minh Đức nhập ngũ và học ở Trường Quân chính Quân khu, sau đó về công tác ở Bộ Tư lệnh Hải quân, xuống tàu và sau này làm công tác bảo vệ cầu Long Biên. Năm 1969, sự nghiệp quân sự có vẻ mở ra những cơ hội tốt đẹp cho Dương Minh Đức.

Thi đỗ vào Học viện Kỹ thuật quân sự và đạt những thành tích xuất sắc trong học tập, cộng với giọng ca trời cho bấy giờ đã nổi tiếng trong quân đội, cùng với những năng khiếu về thể dục thể thao, đã đủ cho Dương Minh Đức là “một thành viên không thể thiếu” của Học viện.

Ông được giữ lại Học viện để giảng dạy và phụ trách công tác văn - thể ở Học viện. Nhưng, nghệ thuật đã lựa chọn Dương Minh Đức, nhấc ông ra khỏi tất cả những nỗ lực để có thể trở thành một kỹ sư Quân đội. Ngay cả Dương Minh Đức cũng bất ngờ trước lối rẽ của số phận, của định mệnh, bởi ông sinh ra không phải để làm gì khác hơn ngoài nghệ thuật.

Chính thầy giáo Mai Khanh và những người bạn gắn bó từ ngày đầu tiên cho đến bây giờ trong cuộc đời ca hát của Dương Minh Đức là NSND Quang Thọ, NSND Doãn Tần, NSƯT Hoàng Chè, NSƯT Quang Huy, trong một lần nghe Dương Minh Đức hát, mấy thầy trò đã khuyên ông nên thi vào Nhạc viện Hà Nội, theo đuổi sự nghiệp ca hát.

Lê Thị Thanh Bình